Cẩm nang

9 dấu hiệu “báo động” cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, là dưỡng chất rất quan trọng trong việc cấu thành nên các dây thần kinh. Nếu hàm lượng Vitamin B12 bên trong cơ thể bị thiếu hụt có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Vậy có những dấu hiệu nào sẽ cho bạn biết tình trạng thiếu vitamin b12 trong cơ thể? Và thiếu vitamin b12 gây bệnh gì, hậu quả thiếu vitamin b12 nguy hiểm như thế nào? 

Để có được lời giải đáp cho những thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chi tiết nhé! 

Những đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 có rất nhiều trong các loại thực phẩm bạn ăn hằng ngày, tuy nhiên, rất nhiều người do nhiều nguyên do khác nhau đã không cung cấp đủ hàm lượng dưỡng chất mà cơ thể cần. Dưới đây là những đối tượng dễ gặp phải trình trạng thiếu vitamin B12: 

  • Người lớn tuổi: Vitamin B12 được tiếp nhận vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, tuy nhiên, đối với những người trên 50 tuổi, cơ thể sẽ bắt đầu lão hóa và việc tiếp nhận các dưỡng chất cũng trở nên khó khăn. 
  • Những ai có tiền sử cắt đoạn dạ dày hoặc dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày kéo dài sẽ làm giảm khả năng tiết đủ axit hydrochloric trong dạ dày để hấp thụ vitamin B12 có trong thực phẩm. 
  • Người bị thiếu máu ác tính: Cơ thể không tạo ra yếu tố nội tại cần thiết để hấp thụ vitamin B12. 
  • Người ăn kiêng hoặc ăn chay thường xuyên: Vitamin B12 có mặt chủ yếu trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những ai không thường xuyên sử dụng các loại thức ăn này sẽ rất dễ mắc phải tình trạng thiếu vitamin B. 

Xem thêm: Bị thiếu vitamin B6: Làm sao để nhận biết?

Triệu chứng thiếu vitamin B12

1. Da nhợt nhạt hoặc vàng da

Một dấu hiệu sinh lý biểu hiện thiếu vitamin b12 chính là vàng da hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất DNA cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Việc sản xuất hồng cầu không đúng cách sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, gọi là thiếu máu megaloblastic. Với tình trạng này, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Do đó, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút và da bạn sẽ trở nên nhợt nhạt hơn. 

Xem thêm: 11 dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu vitamin B1

2. Cơ thể yếu và dễ cảm thấy mệt mỏi

Đây là một triệu chứng phổ biến của những ai đang bị thiếu vitamin B12. Chúng xảy ra do cơ thể bạn không có đủ hàm lượng vitamin B12 để sản sinh ra các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Kết quả là, bạn không thể vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể một cách hiệu quả nên dẫn đến tình trạng cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực. 

3. Cảm giác châm chích ở tay và chân

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất myelin – thành phần cấu tạo chủ yếu của các dây thần kinh trong cơ thể. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với chức năng hệ thống thần kinh, thiếu vitamin B12, quá trình sản xuất ra myelin bị gián đoạn có thể dẫn đến hệ thần kinh cơ thể không thể hoạt động bình thường. Một dấu hiệu phổ biến của điều này chính là cảm giác châm chích ở tay và chân. Những ai thường xuyên tê tay hoặc chân không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng thiếu vitamin b12 mà bạn nên lưu ý. 

4. Ảnh hưởng đến việc vận động

Không chỉ dừng lại ở việc cảm giác tê tay chân, thiếu Vitamin B12 gây thiệt hại cho hệ thống thần kinh có thể ảnh hưởng đến cách bạn đi bộ và di chuyển. Nếu tình trạng thiếu B12 diễn ra lâu dài, không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự giữ thăng bằng của cơ thể, việc di chuyển, vận động hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn. 

5. Viêm lưỡi, loét miệng

Tác hại của thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể làm mất đi các u nhú trên lưỡi, đặc biệt là ở quanh cạnh lưỡi, dẫn đến viêm loét miệng lưỡi gây sưng, đỏ và đau. Ngoài ra, những người bị thiếu vitamin B12 nặng thường cảm thấy bỏng và rát lưỡi, nhất là ở bề mặt của lưỡi và cảm giác ngứa ở miệng. Nhiều người bị mất vị giác do thiếu vitamin B12 khiến sụt cân vì ăn không ngon miệng.

6. Khó thở, chóng mặt

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể khiến một số người cảm thấy khó thở và chóng mặt. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể vận chuyển đủ oxy đến tất cả các tế bào.  Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân, vì vậy nếu bạn nhận thấy rằng bạn bị khó thở bất thường, bạn nên tìm đến bác sĩ thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

7. Mờ mắt và rối loạn thị lực

Một biểu hiện thiếu vitamin B12 thường gặp chính là rối loạn thị giác hoặc mờ mắt. Vấn đề thị giác xảy ra khi thiếu vitamin B12 không được điều trị trong một thời gian dài và dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, nhất là dây thần kinh thị giác. Tình trạng này có thể dễ dàng phá vỡ tín hiệu thần kinh truyền từ mắt đến não, làm suy giảm thị lực. Trong trường hợp nặng, thiếu vitamin B12 cũng có thể gây mù lòa. 

8. Tâm trạng dễ bị ảnh hưởng

Nồng độ vitamin B12 có liên quan đến rối loạn tâm trạng và não như trầm cảm và mất trí nhớ. Mức vitamin B12 thấp có thể gây tổn thương mô não và cản trở tín hiệu đến và từ não của bạn, dẫn đến thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân là bởi sự thiếu vitamin B12 sẽ gây tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin trong não – một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. 

9. Dễ bị sốt

Một triệu chứng rất hiếm gặp đó chính là gây sốt. Thỉnh thoảng việc thiếu vitamin B12 sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nhiều báo cáo cũng không nêu rõ được nguyên nhân tại sao điều này xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là nhiệt độ cao thường do bệnh tật gây ra, không hẳn là triệu chứng thiếu vitamin B12. 

Cách khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin B12

Có nhiều nguyên nhân thiếu vitamin B12 nhưng chủ yếu là do quá trình cung cấp thực phẩm không đủ hàm lượng cơ thể cần. Bạn có thể tham khảo nhu cầu về lượng vitamin B12 cần thiết với từng đối tượng khác nhau như sau:

  • Đối với người lớn, lượng vitamin B12 khuyến nghị là 2 mcg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú là 2,6 mcg/ ngày.
  • Đối với trẻ em trong giai đoạn chập chững biết đi là khoảng từ 0,7 mcg/ ngày, còn trong giai đoạn niên thiếu là tới khoảng 2 mcg / ngày.

Vậy thiếu vitamin b12 nên ăn gì? Để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể bạn cần bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phomai,… Ngoài ra, có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa các vitamin tổng hợp có hàm lượng vitamin B12 cao. Việc sử dụng các loại viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất không chỉ giúp bạn hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Tuy nhiên, việc tăng cường hàm lượng vitamin B12 cho cơ thể cần phải hết sức thận trọng và phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp lạm dụng dưỡng chất này quá mức có thể dẫn đến tình trạng thừa vitamin B12 và gây ngộ độc. Vậy nên hãy thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có sức khỏe tốt nhất bạn nhé!


Nguồn tham khảo: 

Bạn quan tâm:  Ăn gì đẹp da? 12 thực phẩm giúp đẹp da cực dễ tìm

9 Signs and Symptoms of Vitamin B12 Deficiency: https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-deficiency-symptoms

Tác hại khi thừa hoặc thiếu vitamin B12: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tac-hai-khi-thua-hoac-thieu-vitamin-b12/

Vitamin B12: What to Know: https://www.webmd.com/diet/vitamin-b12-deficiency-symptoms-causes#1



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status