Cẩm nang

9 yếu tố cho thấy chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể như thế nào?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Protein là gì?

Đạm (hay còn gọi là protein) là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. 

Những yếu tố cấu thành nên cơ thể như da, cơ, xương và cơ quan nội tạng phần lớn được tạo nên từ protein. Thêm vào đó, chức năng của protein còn tạo ra nhiều hoóc môn và enzyme giúp điều hòa các quá trình và phản ứng hóa học trong cơ thể.Chúng không phải một đơn chất, nó là tổng hợp của nhiều chất hữu cơ mà thành phần căn bản là một chuỗi amino acid với 22 loại khác nhau.

Mỗi loại đạm có một amino acid đặc biệt và chúng nối kết với nhau theo thứ tự riêng. Những amino acid này luôn luôn phân biến hoặc được tái sử dụng trong cơ thể. Quá trình này bắt đầu từ khi thai nhi mới được hình thành và kéo dài suốt đời sống của con người.

Trung bình, tỷ lệ chất đạm trong cơ thể người là từ 10% đến 20% trọng lượng, tùy theo cân nặng béo hay gầy, già hay trẻ. Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất đạm từ các loại động vật và thực vật quen thuộc như:

Đạm động vật

Các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 5 – 40% trọng lượng thức ăn.

Đạm thực vật­­

Có trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh…

Bổ sung protein đúng cách theo từng độ tuổi

  •   Em bé: Khoảng 10 gram/ngày;
  •   Trẻ em ở độ tuổi đi học: Cần 19 – 34 gram/ngày;
  •   Trẻ em trai tuổi thiếu niên: Cần 52 gram/ngày;
  •   Trẻ em gái tuổi thiếu niên: Cần 46 gram/ngày;
  •   Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Khoảng 71 gram/ngày;
  •   Người tham gia môn điền kinh để giải trí: Cần 1,1 – 1,4 g/kg/ngày;
  •   Vận động viên thi đấu hoặc các môn thể thao cần sức bền: Cần 1,2 – 2 g/kg/ngày;
  •   Vận động viên thể hình: Cần 1,5 – 2,0 g/kg/ngày.

9 chức năng của protein đối với cơ thể

1. Tăng trưởng và duy trì các mô

Cơ thể bạn cần protein để tăng trưởng và duy trì các mô sống, các protein bên trong cơ thể luân chuyển liên tục để xây dựng và sửa chữa các mô. Đặc biệt là việc phát triển cơ bắp. Đây là chức năng của protein quen thuộc nhất. Không phải vô cớ mà các huấn luyện viên lại khuyến khích bạn bổ sung protein cho cơ thể nếu muốn tăng cơ bắp.

Khi tìm hiểu về protein, các nhà khoa học đánh giá protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể, chúng có mặt trong các mô cơ dưới dạng nhiều vi chất. Và đặc biệt hơn nữa khi sự phát triển của cơ phụ thuộc và sự đầy đủ của protein trong cơ thể.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào?

2. Tạo ra phản ứng sinh hóa

Enzym là protein hỗ trợ hàng nghìn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của các enzym cho phép chúng kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào được gọi là chất nền, xúc tác các phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Các enzym có thể hoạt động bên ngoài tế bào chẳng hạn như enzym tiêu hóa lactase, sucrase giúp tiêu hóa đường.

3. Hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các cơ quan bên trong cơ thể

Một số protein đóng vai trò là hormone, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô, cơ quan. Chúng được tạo ra bởi các mô hoặc tuyến nội tiết, sau đó vận chuyển trong máu đến các mô và cơ quan phát tín hiệu – nơi liên kết với các protein tế bào trên bề mặt. Có 3 nhóm nội tiết tố: protein và peptit, steroid, amin.

4. Định hình cấu trúc mô tế bào

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể như móng tay, da, tóc để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi cấu trúc các tế bào và mô là vô cùng quan trọng đối với chúng ta.

5. Duy trì độ pH thích hợp

Chức năng của protein khá quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axit, bazơ trong máu và các chất lỏng khác bên trong cơ thể. Sự cần bằng giữa axit và bazơ được đo bằng thang pH từ 0 đến 14. 0 là nồng độ axit cao nhất, 7 trung tính và 14 là tính kiềm.

6. Cân bằng lượng chất lỏng bên trong cơ thể

Albumin và globulin là các protein trong máu giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách hút nước và giữ nước. Nếu bạn không ăn đủ protein, nồng độ albumin và globulin cũng sẽ giảm.

7. Tăng cường sức đề kháng

Kháng thể hay còn gọi là các protein đặc biệt có khả năng tự bảo vệ cơ thể chúng ta. Và các kháng thể này có thể phát hiện ra những “kẻ gây bệnh” trong cơ thể chúng ta. Khi phát hiện ra kẻ thù gây bệnh, cơ thể sẽ phản ứng với các yếu tố này để biết xem chúng thuộc nhóm vi khuẩn hay vi rút nào rồi sau đó sẽ tạo ra các kháng thể cụ thể để vô hiệu hóa các vi khuẩn gây hại ấy.

Xem thêm: 10 bài tập đơn giản giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng

8. Vận chuyển là lưu giữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

Chức năng của protein vận chuyển và lưu trữ các chất khác nhau trên màng tế bào. Điều quan trọng mà protein mang lại chính là sự lưu thông trơn tru của máu và nuôi dưỡng các tế bào.

9. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protein cấu thành nên enzym, những enzym này hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ cao quý là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chất đạm – protein trong chế độ ăn uống giúp xây dựng và đổi mới tế bào, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vitamin (A, D, E, K). 

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều đạm, mà nên kết hợp trong một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau: bột đường, chất béo, và chất xơ, vitamin và khoáng chất… để có một thể chất khỏe mạnh và một vóc dáng hoàn hảo.


Nguồn tham khảo:

Bạn quan tâm:  10 thực phẩm giàu protein bạn không nên bỏ qua

How much protein does a person need? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/196279

Important Functions of Protein in Your Body – https://www.healthline.com/nutrition/functions-of-protein



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status