Mẹo

Bệnh loãng xương: Phụ nữ tuổi trung niên không nên xem thường

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Bước vào độ tuổi trung niên, khối lượng xương giảm xuống dẫn đến xương mỏng manh, giòn, xốp, dễ gãy khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ loãng xương. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù,.. ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Thật sự không bao giờ quá trễ hoặc quá sớm để tìm hiểu và phòng ngừa bệnh loãng xương. Bạn có thể chủ động phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng này bằng cách chú trọng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. 

Vậy loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

Như vậy, loãng xương xảy ra khi xương mất dần vitamin và khoáng chất thiết yếu (như vitamin D và canxi), khiến xương bị xốp, yếu và trở nên giòn và dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành. Bệnh loãng xương cũng thường xảy ra do người trẻ lười vận động, hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… Bên cạnh đó, còn do thói quen kiêng ăn, che chắn quá kỹ một khi ra ngoài của các bạn nữ khiến da không thể tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời dẫn đến thiếu hụt vitamin D.

Triệu chứng loãng xương

Loãng xương diễn ra âm thầm, người bệnh có thể sẽ không biết mình bị bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ bị trẹo chân, té ngã. Thông thường, bệnh sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể sẽ có cảm giác đau thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.
  • Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, tăng lên khi vận động, đứng hoặc ngồi lâu, giảm khi nằm nghỉ.
  • Cảm giác đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí có cảm giác như bị kim chích toàn thân.
  • Vận động khó khăn, khó thực hiện tư thế cúi gập, xoay hẳn người.
  • Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Đối với người lớn tuổi, bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Nguyên nhân gây loãng xương

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và các vitamin và khoáng chất khác (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K, magie, photpho,…) hay cơ thể không hấp thu được canxi vì một lý do nào đó thì sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh loãng xương.
  • Uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
  • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
  • Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có một vài người đã hoặc đang bị bệnh loãng xương thì bạn có nguy cơ cao bị loãng xương.

Ai dễ bị loãng xương?

  • Người cao tuổi: độ tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng lớn. Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau bệnh lý tim mạch.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh. Phụ nữ gầy có khả năng loãng xương cao hơn phụ nữ có thể trọng bình thường.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương.
  • Người mắc các bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận.
  • Người sử dụng thuốc corticoid trong thời gian dài.

Cách phòng ngừa loãng xương

1. Bổ sung chất đạm

Ăn đầy đủ protein cũng là điều cần thiết để duy trì hệ thống cơ xương, giúp khối lượng xương được tăng tối ưu, bảo tồn khối lượng xương khi sự lão hóa xảy ra. Nếu bạn ăn không đủ protein, sức mạnh cơ bắp sẽ giảm, làm tăng nguy cơ té ngã và lâu phục hồi ở người bị gãy xương. Một số nghiên cứu cho thấy ở người lớn tuổi có lượng protein thấp, sự mất xương diễn ra nhiều hơn và gãy xương hông xảy ra nhiều hơn. Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng và thực phẩm từ sữa, là những nguồn protein động vật tuyệt vời. Nguồn protein thực vật bao gồm các loại đậu (ví dụ đậu lăng, đậu thận), các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt.

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Thiếu cân hay suy dinh dưỡng làm tăng hiện tượng mất xương. Việc ăn kiêng để giảm cân nhanh chóng gây nên những hệ quả rất xấu, khiến cơ thể mất đi những dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho hoặc magie, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo xương, khiến xương yếu và dễ gãy. Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây loãng xương. Một cơ thể quá nặng sẽ khiến hệ xương khớp phải hoạt động hết công suất để chống đỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp. Do đó, bạn hãy luôn duy trì cân nặng hợp lý để không gây áp lực cho xương bằng chế độ ăn uống đủ và đúng, kết hợp với vận động khoa học mỗi ngày.

3. Bổ sung canxi

Canxi giúp xương chắc khỏe hơn nhưng do quá trình lão hóa, khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể ngày càng kém. Sau 50 tuổi, nhu cầu canxi hằng ngày cần 1000 mg canxi nguyên tố. Do đó, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và dễ tiêu hóa hấp thu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa, súp lơ, hải sản… trong chế độ ăn hàng ngày để cân bằng quá trình tạo xương mà mất xương trong cơ thể.

4. Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng lượng vitamin D cần mỗi ngày từ : 400-800 IU vitamin D3 (hay còn gọi làcholecalciferol) ở người lớn tuổi. Vitamin D được sản xuất từ da khi tiếp xúc trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Việc phơi nắng có thể cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết, tuy nhiên để bổ sung đúng và đủ lượng vitamin D cần thiết hàng ngày bạn nên bổ sung qua đường thực phẩm hoặc sử dụng viên uống chứa 17 loại vitamin và khoáng chất với thành phần chứa liều lượng vitamin D3 phù hợp nhu cầu.

5. Luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục có thể giúp bạn củng cố sức mạnh của xương khớp và lâu mất xương. Tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng hoặc tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ sáng là biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả. Tránh tập luyện quá sức và với cường độ quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương. Thay vào đó, nên thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, khiêu vũ và bơi lội.


Nguồn tham khảo:

Osteoporosis – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/symptoms-causes/syc-20351968

What Do You Want to Know About Osteoporosis? – https://www.healthline.com/health/osteoporosis

Overview Osteoporosis – https://www.nhs.uk/conditions/osteoporosis/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status