Cẩm nang

Bị thiếu vitamin B6: Làm sao để nhận biết?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine, là một trong tám vitamin B phức hợp rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tổng hợp được vitamin nên phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin thông qua các thực phẩm thiết yếu. Do đó, khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ vitamin B6 cho cơ thể, sẽ dẫn đến thiếu hụt và lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy, làm thế nào để nhận biết cơ thể bị thiếu vitamin B6?

Nguyên nhân thiếu vitamin B6

Trong cơ thể, B6 tham gia vào hơn 150 phản ứng enzyme. Tác dụng Vitamin B6 giúp cơ thể bạn xử lý protein, carbs và chất béo bạn ăn. B6 cũng được liên kết chặt chẽ với các chức năng của hệ thống thần kinh và miễn dịch của bạn.

Hầu hết mọi người đều có đủ B6 thông qua chế độ ăn uống của họ, nhưng nếu bạn bị thiếu vitamin B phức hợp khác, chẳng hạn như Folate (B9) và B12, thì có khả năng bạn cũng bị thiếu cả vitamin B6. Bên cạnh đó, những người có bệnh gan, thận, tiêu hóa hoặc tự miễn dịch, cũng như người hút thuốc, người béo phì, nghiện rượu và phụ nữ mang thai là những đối tượng bị thiếu vitamin B6 phổ biến.

Bởi vì cơ thể họ bị giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn hoặc những khẩu phần bình thường không cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể, gây thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt là cơ thể phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhiều so với bình thường.

Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các bệnh lý liên quan cơ quan tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, thì cũng dẫn đến sự thiếu hụt, do quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng diễn ra ở đây không còn hiệu quả.

9 Dấu hiệu thiếu vitamin B6

1. Hệ miễn dịch suy yếu

Nếu bạn bị ốm thường xuyên, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động yếu và nó không thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Việc thiếu vitamin B6 có thể khiến hệ thống miễn dịch yếu hơn nữa. Nếu bạn có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư, lượng vitamin B6 trong cơ thể có thể bị suy giảm hoàn toàn.

Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm và các bệnh ung thư khác nhau. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, bao gồm B6, có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch. Cụ thể hơn, sự thiếu hụt B6 có thể dẫn đến việc giảm sản xuất kháng thể cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Sự thiếu hụt B6 cũng có thể làm giảm sản tốc độ xuất tế bào bạch cầu của cơ thể, bao gồm cả tế bào T. Những tế bào này điều chỉnh chức năng miễn dịch, giúp nó đáp ứng một cách thích hợp. Ngoài ra, B6 giúp cơ thể tạo ra một loại protein gọi là interleukin-2, giúp định hướng hoạt động của các tế bào bạch cầu. Những người bị rối loạn tự miễn dịch (trong đó hệ thống miễn dịch tự chống lại chính nó), có thể làm tăng sự phá hủy B6, làm tăng nhu cầu về vitamin.

Ung thư và các bệnh khác có thể làm cạn kiệt nguồn cung vitamin B6 dự trữ của cơ thể. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung nhiều vitamin hơn nữa để bù vào lượng đã mất thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng viên uống vitamin và khoáng chất tổng hợp chứa 17 loại vitamin từ A đến Zn để tăng khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

2. Da bị phát ban

Vitamin B6 giúp tổng hợp collagen, một chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Vì vậy khi thiếu vitamin B6, bạn có thể sẽ bị phát ban tróc vảy, ngứa trên mặt, cổ và ngực. Da sẽ nhờn, dễ bong tróc và có thể gây ra các mảng sừng hoặc vảy trắng, đây còn được gọi là viêm da dầu (seborrheic dermatitis) hay viêm da tiết bã.

Trong những trường hợp này, việc tiêu thụ B6 có thể giúp loại bỏ phát ban một cách nhanh chóng. Một số người bị viêm da tiết bã có thể cần cung cấp vitamin B6 với nhu cầu cao hơn so với những người khác. Kem bôi mặt có chứa B6 cũng có thể có tác dụng cải thiện các triệu chứng do viêm da tiết bã gây ra.

3. Môi nứt nẻ

Dấu hiệu trên môi là nơi dễ dàng để phát hiện ra cơ thể thiếu hụt vitamin B6. Môi của bạn có thể bị bong vảy và các góc của môi có thể bị nứt, lưỡi có thể bị sưng lên. Khóe miệng của bạn cũng có thể bị khô và nếu tình trạng này kéo dài, miệng của bạn có thể bắt đầu chảy máu và bị đau. Ngoài cảm giác đau, đôi môi bị nứt và chảy máu có thể khiến các hoạt động như ăn uống và nói chuyện khá khó khăn.

Đáng chú ý, sự thiếu hụt riboflavin (B2), folate (B9), sắt và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể gây ra tình trạng này. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách xác định rõ nguyên nhân có phải là do thiếu hụt vitamin gây ra hay không và nếu đó là nguyên nhân thì nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin hoặc sử dụng các viên uống bổ sung.

4. Sưng, đau rát lưỡi

Nếu bị thiếu B6, lưỡi có thể bị sưng, đau, viêm hoặc đỏ. Đây được gọi là viêm lưỡi. Biểu hiện của viêm là bề mặt lưỡi bóng, mịn, xuất hiện những vết sưng trên lưỡi. Viêm lưỡi có thể gây ra các khó khăn khi nhai, nuốt và nói chuyện.

5. Thay đổi tâm trạng

Thiếu hụt vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, đôi khi góp phần gây ra trầm cảm, lo âu, khó chịu và gia tăng cảm giác đau. Đó là bởi vì B6 hoạt động như một coenzym tham gia các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, taurin, norepinephrin, histamin, gamma-aminobutyric acid (GABA)… và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Cả serotonin và GABA đều giúp kiểm soát sự lo lắng, trầm cảm và cảm giác đau đớn.

Vai trò của B6 trong việc chống lại các vấn đề tâm trạng như vậy đang được thử nghiệm trong nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, trong khoảng một nửa số người mắc chứng tự kỷ, bổ sung B6 giúp giảm các vấn đề về hành vi, có thể vì nó giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh.

Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ bổ sung 50 – 80 mg vitamin B6 hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chẳng hạn như tâm trạng khó chịu, lo âu và trầm cảm. Lý do để B6 có thể giúp giảm các hội chứng tiền kinh nguyệt là vì nó giúp tạo ra serotonin, giúp cải thiện tâm trạng.

6. Mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng

Cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc hoặc vận động quá nhiều thì không việc gì lo lắng, bạn chỉ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi gần như mọi lúc thì có thể là do thiếu vitamin B6. Liên tục phớt lờ mức độ giảm dần của loại vitamin này trong cơ thể có thể khiến bạn bị thiếu máu, nghĩa là bạn có rất ít tế bào hồng cầu. Vì vitamin B6 có tác dụng giúp tạo ra huyết sắc tố (hemoglobin). Đó là protein trong các tế bào hồng cầu giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu các tế bào cơ thể không có đủ oxy do quá ít huyết sắc tố, sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. Điều đó có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và mất sức lực.

Bên cạnh việc cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu, thiếu B6 cũng có thể góp phần gây ra mệt mỏi do B6 còn có vai trò trong việc tạo ra hormone melatonin thúc đẩy giấc ngủ.

7. Đau nhói ở tay và chân

Thiếu B6 có thể gây tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng có thể bao gồm bỏng rát, ngứa ran ở cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân. Một số người mô tả nó có cảm giác như là bị “kim châm”. Tổn thương thần kinh cũng có thể dẫn đến khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại.

8. Động kinh

Động kinh xảy ra vì những lý do khác nhau, trong đó bao gồm thiếu B6. Nếu không có đủ B6, cơ thể không thể tạo ra đủ lượng chất dẫn truyền thần kinh làm dịu là GABA, do đó não có thể bị kích thích quá mức. Động kinh có thể gây ra các triệu chứng như co thắt cơ, trợn mắt và tay hoặc chân bị co giật, cơ thể bị run nhanh, không kiểm soát được hoặc mất ý thức.

Gần đây hơn, các cơn động kinh do thiếu hụt B6 đã được ghi nhận ở người lớn. Những trường hợp này thường gặp nhất ở những người đang mang thai, nghiện rượu, tương tác thuốc hoặc bệnh gan. Và người ta đã rất thành công trong việc điều trị co giật bằng cách bổ sung đầy đủ B6.

9. Nồng độ homocysteine ​​tăng cao

Homocysteine ​​là một sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình tiêu hóa protein. Thiếu B6, cũng như folate và B12, có thể dẫn đến mức Homocysteine ​​trong máu cao bất thường, vì các vitamin nhóm B này là rất cần thiết để giúp xử lý homocysteine.

Tăng mức homocysteine ​​có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, đáng chú ý nhất là bệnh tim và đột quỵ, cũng như bệnh Alzheimer. Khi homocysteine ​​được nâng lên, nó có thể làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh. Mức homocysteine ​​của bạn có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm máu đơn giản và việc bổ sung B6, B12 và folate sẽ làm giảm sự tăng lên của homocysteine.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin B6

Cơ thể của bạn không thể lưu trữ được nhiều B6 để có thể sử dụng hàng ngày. Để tránh thiếu hụt, bạn cần phải bổ sung nó thường xuyên. Điều này thường không khó thực hiện, vì B6 có trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật như: ức gà không da, thăn thịt lợn, cá bơn, thịt bò bít tết, cá hồi hoang dã, chuối cỡ vừa, khoai tây, quả hồ trăn,…

Các viên bổ sung vitamin và khoáng chất cũng được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn chặn những tình trạng thiếu vitamin nhóm B. Nếu bạn không thể nhận đủ vitamin B6 từ thực phẩm, thì viên uống vitamin và khoáng chất tổng hợp có thể bổ sung phần còn thiếu. Hầu hết các vitamin tổng hợp đều có vitamin B6 hoặc bạn có thể dùng riêng rẽ vitamin B6. Nhưng nếu bạn thiếu cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác thì cần lưu ý bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp để bổ sung đủ các loại vitamin từ A đến Zn.

Xem thêm: Top 12 loại thực phẩm cực dồi dào vitamin B6 mà ai cũng nên biết


Nguồn tham khảo:

Bạn quan tâm:  9 dấu hiệu “báo động” cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12

9 Signs and Symptoms of Vitamin B6 Deficiency – https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b6-deficiency-symptoms

Vitamin B6 Deficiency and Dependency – https://www.msdmanuals.com/professional/nutritional-disorders/vitamin-deficiency-dependency-and-toxicity/vitamin-b6-deficiency-and-dependency

Signs You’re Not Getting Enough Vitamin B6 – https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/ss/slideshow-vitamins-vitamin-b6-deficiency



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status