Cẩm nang

Chất béo tốt và chất béo xấu: Hiểu đúng để khỏe hơn

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Khi nhắc đến chất béo, nhiều người sẽ nghĩ đến những vấn đề tồi tệ đến sức khỏe. Nhưng sự thật, chất béo là một trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Vì thế, không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Chất béo tốt có vai trò quan trọng với hoạt động sống của tế bào. Để hiểu đúng về vai trò của chất béo, cũng như những lợi ích mà nó mang lại, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết nhé!

Chất béo là gì? Vai trò của chất béo

Chất béo là một dạng lipit, không hòa tan trong nước, nằm trong nhóm 4 dưỡng chất quan trọng với cơ thể (carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất). Vai trò của chất béo đối với cơ thể bao gồm:

  • Dự trữ cung cấp năng lượng: đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào; đảm nhận vai trò điều tiết năng lượng, bảo vệ cơ thể khỏi biến đổi nhiệt; cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
  • Hỗ trợ hấp thụ vitamin: chúng làm dung môi hỗ trợ vận chuyển và hấp thụ những vitamin tan trong chất béo như vitamin A, E, D, K để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Cung cấp axit cần thiết: chất béo chứa các axit béo cung cấp cho cơ thể như omega 6, omega 3.

Xem thêm: 10 thực phẩm giàu protein bạn không nên bỏ qua

Cơ thể có thể tự tạo chất béo từ việc hấp thụ calo dư thừa, một số chất béo lại được tìm thấy trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Tùy thuộc vào lợi ích và tác động đến cơ thể, người ta chia chúng thành hai loại để dễ hình dung là: chất béo tốt và chất béo xấu.

Chất béo xấu

Chất béo xấu là tác nhân gây hại đến sức khỏe, hầu hết chúng trong trạng thái thể rắn ở nhiệt độ phòng. Chất béo xấu bao gồm mỡ bò, mỡ lợn, bơ, dầu dừa, bơ thực vật. Có 2 hại loại chính

1. Chất béo bão hòa: Sử dụng một cách hạn chế

Hầu hết chất béo bão hòa là chất béo động vật chẳng hạn như thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm (những phần có lẫn mỡ), các sản phẩm từ sữa còn chất béo (bơ, pho mát, kem tươi). Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol trong máu và lipoprotein mật độ thấp (LDL), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

2. Chất béo chuyển hóa: Phải tránh!

Loại chất béo này có trong một số loại thực phẩm với lượng nhỏ. Nhưng hầu hết chất béo chuyển hóa được tạo ra từ dầu, thông qua một phương pháp chế biến thực phẩm được gọi là hydro hóa một phần. Chúng không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL mà còn giảm hàm lượng cholesterol tốt HDL, từ đó gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường loại 2.

Chất béo tốt

Ngược lại với chất béo xấu, các chuyên gia khuyên nên ăn nhiều chất béo tốt vì chúng đóng vai trò quan trọng với cơ thể, tốt cho tim mạch, cần bằng cholesterol, giúp da mềm mịn, căng bóng. Bao gồm:

1. Chất béo không bão hòa đơn

Loại chất béo tốt này được tìm thấy trong các thực phẩm như dầu ô liu, dầu đậu phộng, các loại hạt (hạnh nhân, macca, hạt điều, hồ đào). Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đơn giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

2. Chất béo không bão hòa đa

Chất béo không bão hòa đa được gọi là “chất béo thiết yếu” vì cơ thể không thể tạo ra chúng và cần chúng từ thực phẩm. Hầu hết chúng có trong các loại thực phẩm như hạt hướng dương, hạt bí, vừng, hạt lanh, quả óc chó, dầu cá, đậu nành, cá hồi, cá trích… Tương tự chất béo không bão hòa đơn, chúng có lợi cho tim mạch, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cholesterol xấu – tăng cholesterol tốt.

Xem thêm: 9 yếu tố cho thấy chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể như thế nào?

3. Acid béo omega 3, omega 6

Omega 3 và omega không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành mà còn giúp giảm huyết áp, ổn định nhịp tim. Các loại thực phẩm chứa axit béo bao gồm các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá mòi), các loại hạt (hạt lanh, óc chó, dầu hạt cải, đậu nành, dầu ngô, dầu mè.

Vì một số chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và một số chất béo khác có khả năng gây hại, nên bạn cần biết loại chất béo bạn đang ăn thuộc nhóm nào. Bạn nên tránh chất béo chuyển hóa, thay thế những thực phẩm có chất béo tốt. Bên cạnh đó, vì khả năng chuyển hóa từ năng lượng dư thừa thành chất béo của cơ thể, bạn nên ăn uống kết hợp với tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh.


Nguồn tham khảo:

Bạn quan tâm:  10 thực phẩm giàu protein bạn không nên bỏ qua

Dietary fats: Know which types to choose – https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fat/art-20045550

Good Fats, Bad Fats, and Heart Disease – https://www.healthline.com/health/heart-disease/good-fats-vs-bad-fats



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status