Mẹo

Người bị gãy xương nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Tình trạng gãy xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, sinh hoạt, thể dục, thể thao… Hoặc do loãng xương khiến xương giòn, xốp và rất dễ bị gãy. Nếu không điều trị đúng sẽ gây biến dạng xương, tổn thương thần kinh, mạch máu. Từ đó, chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì vậy, để điều trị gãy xương người bệnh cần được chăm sóc và tuân thủ chế độ ăn khoa học, bổ sung các chất cần thiết sẽ giúp xương gãy nhanh liền hơn. Cùng tham khảo chế độ ăn cho người gãy xương trong bài viết dưới đây nhé.

Gãy xương là gì? Nguyên nhân gãy xương

Gãy xương là hiện tượng phá vỡ các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương. Xương bị gãy khi có lực mạnh bên ngoài tác động lên xương hơn sức chịu đựng của xương, hoặc do các bệnh lý làm cấu trúc xương yếu đi. Có hai tình trạng gãy xương thường thấy:

  • Gãy hở: Rách da, đầu xương gãy tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua vết thương.
  • Gãy kín: Lớp da còn nguyên vẹn.

Một số nguyên nhân gây ra gãy xương là cho chấn thương, té ngã, tai nạn, vận động viên trong quá trình tập luyện. Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn đến xương bị gãy như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy. Ngoài ra, tình trạng chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương.

Triệu chứng gãy xương

Những triệu chứng thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người . Điều này phụ thuộc vào vị trí xương độ của chấn thương, tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn… Nhìn chung, các triệu chứng của có thể là:

  • Sưng hoặc bầm tím vùng xương bị chấn thương
  • Cảm thấy, nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương bị gãy.
  • Biến dạng chân hoặc tay, gập góc hay xoắn vặn…
  • Đau vùng bị chấn thương. Đặc biệt, cơn đau tăng dữ dội khi di chuyển hoặc đè ép lên vùng đó
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy.
  • Không có khả năng chịu lực lên chân, cổ chân… bị ảnh hưởng
  • Khi chấn thương hở, bạn có thể thấy đầu xương lộ ra ngoài da

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu nghi ngờ trên, đây có thể là một trình trạng cần cấp cứu, nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến các cơ quan y tế để chăm sóc và điều trị.

Bị gãy xương nên ăn gì?

Đối với bệnh nhân gãy xương, tùy vào vị trí tổn thương và mức độ tổn thương ở người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và một chế độ ăn khoa học, giúp bổ sung đầy đủ các chất sẽ giúp xương nhanh chóng liền lại và ngược lại. Trong đó một số chất dinh dưỡng mà người bệnh gãy xương nên ăn bao gồm:

1. Chất đạm

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng là đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cân bằng: Đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…); Chất béo (dầu thực vật, mỡ cá…); Nhóm bột đường (cơm, khoai củ…). Khi bị gãy xương, đặc biệt là xương chân, cơ thể chúng ta cần một lượng protein và canxi lớn để xương nhanh hồi phục. Điều đó không có nghĩa bạn có thể ăn tất cả các loại thịt một cách vô tội vạ, bạn cần lựa chọn các loại thịt không làm tăng cholesterol xấu như là thịt nạc, thịt ức gà, cá,… Các loại thịt này chứa hàm lượng lớn protein, một chất xây dựng quan trọng để sản xuất các tế bào mới.

2. Canxi

Canxi là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể người, nhất là xương. Nếu thiếu canxi, có thể dễ mắc các bệnh đau nhức – loãng xương, đi lại và lao động gặp khó khăn. Đặc biệt, khi bị gãy xương nếu người bệnh không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết sẽ khiến xương lâu lành và có khả năng bị tàn phế. Những thực phẩm giàu canxi như: Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, lá su hào, sữa không béo, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành, cần tây, rau diếp, sữa chua, hạnh nhân…

3. Vitamin D

Vitamin D rất quan trọng cho xương chắc khỏe, cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi. Ở người lớn tuổi bị loãng xương, sự kết hợp sử dụng giữa vitamin D và canxi hàng ngày giúp ngăn ngừa gãy xương và giòn xương. Thiếu vitamin D sẽ không thể tạo đủ hormone calcitriol, dẫn đến không hấp thu đủ canxi từ thức ăn. Vitamin có 2 loại là vitamin D3 (Cholecalciferol) và vitamin D2 (Ergocalciferol), nhưng theo nghiên cứu vitamin D3 dễ hấp thu hơn so với vitamin D2.

Có 3 cách để hấp thu vitamin D: qua da, từ thức ăn và từ viên uống vitamin và khoáng chất tổng hợp. Vitamin D được hình thành một cách tự nhiên bởi cơ thể sau khi phơi nắng. Phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần là đủ để tạo được lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo dùng mỗi ngày 400 – 800 IU vitamin D3, từ viên uống vitamin tổng hợp hay thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D. Không nên dùng quá 2000 IU mỗi ngày.

4. Vitamin C và Vitamin A

Những loại thực phẩm có chứa vitamin A như là cà rốt, rau bina, khoai lang và cải xoăn…Vitamin A giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó là những thực phẩm có nhiều vitamin C như là cam, dâu tây, ớt và bông cải xanh… giúp vết thương trên da và thịt nhanh lành hơn và khỏe hơn, giúp sửa chữa các mô liên kết và sụn bằng cách góp phần hình thành collagen, một loại protein quan trọng giúp xây dựng mô sẹo, mạch máu và thậm chí là các tế bào xương mới.

5. Sắt

Bạn nên bổ sung sắt để cung cấp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể giúp các vết thương nhanh lành sau khi gãy xương. Sắt giúp cơ thể bạn tạo ra collagen để xây dựng lại xương. Nó cũng đóng một phần trong việc đưa oxy vào xương của bạn để giúp chúng lành lại và nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Các nguồn thực phẩm giúp bổ sung sắt gồm thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm…

6. Kali

Kali không chỉ có vai trò quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp bao gồm cả cơ tim ,mà còn giúp trung hòa axit, hạn chế quá trình loại bỏ canxi ra khỏi cơ thể. Điều thú vị là các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách giảm lượng canxi mà cơ thể mất qua nước tiểu. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở 62 phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 45 – 55, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kali nhất có tổng khối lượng xương lớn nhất. Kali có trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như khoai lang, cà chua, các loại đậu, cá…

Nói tóm lại, khi bị gãy xương, người bệnh cũng cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương. Trong đó, chủ yếu là các vi chất như canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin C, sắt, kali, magie, kẽm, phốt pho, axit folic, vitamin B6, vitamin B12… Nếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn không cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng thì có lựa chọn biện pháp bổ sung các viên uống chứa 17 loại vitamin và khoáng chất tổng hợp từ A đến Zn, với liều lượng phù hợp cho nhu cầu của cơ thể.

Bị gãy xương kiêng ăn gì

Khi bị gãy xương, ngoài việc bổ sung đầy đủ những thực phẩm tốt cho xương thì người bệnh cũng cần lưu ý không nên ăn một số thực phẩm gây hại cho xương. Những loại thực phẩm gây cản trở quá trình tái tạo xương mới như:

1. Đồ uống có cồn

Các đồ uống có cồn như rượu, bia làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn, dẫn đến chậm quá trình lành xương. Uống quá nhiều rượu, bia cũng có thể khiến bạn đứng không vững, dễ bị té ngã và tăng thêm nguy cơ gãy xương.

2. Thực phẩm nhiều muối

Chế độ ăn thừa muối sẽ làm cho quá trình đào thải canxi tăng lên, khiến xương yếu đi và cũng gây ra bệnh loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

3. Cà phê

Sự có mặt của chất caffeine như cà phê trong khẩu phần ăn sẽ làm ngăn trở khả năng hấp thu canxi ở ruột. Ngoài ra, trà đặc, sôcôla, nước ngọt có gas là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục.

Trên đây là chế độ ăn cho người gãy xương mà bạn nên tham khảo để biết được mình nên ăn những gì, tránh những gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích về cách giúp xương nhanh lành.


Nguồn tham khảo:

A Healing Diet After Bone Fracture – https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet#2

What is a fracture? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/173312

6 Steps for Healing Broken Bone (Fractures) Faster – https://www.betterbones.com/fractures-and-healing/speed-up-fracture-healing/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status