Cẩm nang

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng với cơ thể con người. Vì khi thiếu hoặc mất đi hệ thống này, các tác động môi trường có nguy cơ cao xâm nhập vào con người, gây hại cơ thể và tệ nhất có thể gây tử vong. Có hai dạng miễn dịch tồn tại trong song song trong cơ thể con người. Đó là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Tùy vào tính chất mà từng loại miễn dịch có cách bảo vệ cơ thể con người khác nhau.

Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu là loại miễn dịch khi có sự tương tác với kháng nguyên, được đưa vào cơ thể con người một cách chủ động hoặc ngẫu nhiên. Đáp ứng của loại miễn dịch này cần thời gian từ một vài ngày đến vài tuần để nhận biết, hoạt hoá và hiệu ứng. Loại miễn dịch này có khả năng ghi nhớ và nhận biết một số tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Do đó, hệ thống miễn dịch này có khả năng tấn công nhanh và hiệu quả hơn nếu gặp đúng tác nhân gây bệnh đó.

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu là loại miễn dịch di truyền, có sẵn trong mỗi cơ thể từ khi sinh ra và không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước của kháng nguyên. Loại miễn dịch này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các sinh vật này nếu chúng xâm nhập được vào các mô trong cơ thể. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu xảy ra nhanh khi có vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, thời gian ngắn và không có khả năng ghi nhớ.

Xem thêm: 10 bài tập đơn giản giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ miễn dịch của cơ thể, cách thức mà cơ thể chống lại các tác nhân gây hại cho tế bào. Từ đó có nhiều phương pháp chăm sóc cơ thể tốt hơn.

Bạn quan tâm:  9 dấu hiệu “báo động” cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

  • Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

  • Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

  • Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

  • Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

  • Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.


Nguồn tham khảo:

Miễn dịch qua trung gian tế bào – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/mien-dich-qua-trung-gian-te-bao/

Hai loại miễn dịch – https://voer.edu.vn/m/hai-loai-mien-dich/f80b6449

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh – https://www.dieutri.vn/bgvisinhyhoc/co-che-de-khang-bao-ve-co-the-khong-dac-hieu-chong-lai-vi-sinh-vat-gay-benh



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status