Cẩm nang

Suy giảm hệ miễn dịch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chiến đấu với những tác nhân gây hại, một khi hệ miễn dịch suy giảm cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu thông tin “suy giảm hệ miễn dịch là gì?” Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch nhé!

Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch yếu đi hay bị tổn thương bởi bất kỳ một nguyên nhân nào. Điều này làm cản trở cơ thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Từ đó, cơ thể dễ dàng bị nhiễm trùng và mắc bệnh nguy hiểm. 

Khả năng miễn dịch ở mỗi người không giống nhau, hệ miễn dịch được tăng dần khả năng trong giai đoạn trưởng thành, đây cũng có thể giải đáp được thắc mắc, tại sao trẻ em lại có xu hướng bệnh nhiều hơn trẻ vị thành niên và người lớn. 

Đối với người trưởng thành sau những lần mắc bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động ghi nhớ kháng thể được tạo ra để chống lại một kháng nguyên thành công nhằm mục đích sử dụng cho lần sau, nếu tác nhân gây hại đó quay trở lại. Hiện tượng này được gọi là miễn dịch chủ động.

Đối với trẻ nhỏ khi sinh ra, cơ thể không có sẵn hệ miễn dịch nên phải nhờ cung cấp từ nguồn sữa mẹ, đây được gọi là miễn dịch thụ động. Sau thời gian cai sữa, kháng thể trong cơ thể trẻ bị giảm đi, điều này tạo cơ hội cho trẻ bắt đầu hình thành miễn dịch chủ động. 

Đọc ngay: Bài tập tăng cường sức khỏe

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính như sau: 

Suy giảm hệ miễn dịch do yếu tố di truyền, bẩm sinh

Nếu bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mang yếu tố di truyền, tình trạng này còn được gọi là suy giảm miễn dịch nguyên phát. Hiện nay, có trên 100 loại rối loạn suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát. Trong một nghiên cứu đã cho thấy, rối loạn suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát có sự gia tăng trong những năm gần đây. Do đó, bệnh không phải là tình trạng hiếm gặp. 

Dựa theo hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng mà bệnh được chia thành sáu nhóm như: thiếu hụt tế bào B (kháng thể), thiếu hụt tế bào T, đồng loạt thiếu hụt cả hai loại tế bào B và T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể và không xác định (vô căn). 

Tham khảo: Các món ăn tăng cường sức đề kháng

Suy giảm hệ miễn dịch do yếu tố bên ngoài (hay mắc phải) 

HIV/AIDS: bệnh có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, từ đó những virus gây bệnh dễ dàng tấn công, cơ thể mất khả năng đề kháng có thể dẫn đến trường hợp tử vong. 

Bệnh đái tháo đường: khi bệnh đái tháo đường không được kiểm soát dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng kéo dài làm nguy hại đến sức khỏe. 

Sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư, thuốc corticoid, thuốc chống thải ghép: những loại thuốc này sẽ làm ức chế khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. 

Suy dinh dưỡng, suy kiệt, hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách: những tình trạng trên đều làm giảm đi số lượng tế bào có trong máu và gây nên suy giảm hệ miễn dịch. 

Tham khảo: Xét nghiệm suy giảm hệ miễn dịch

Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch

Một số triệu chứng không đặc hiệu cho thấy cơ thể có hệ miễn dịch yếu như sau:

  • Bị ôm thường xuyên. Đối với trẻ, ốm kéo dài, tái lại nhiều lần. 
  • Tiêu chảy 
  • Viêm phổi
  • Viêm xoang
  • Cảm lạnh 
  • Nhiễm trùng nấm men 

Những tình trạng trên nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm sau thời gian dài, người bệnh cần đến các cơ sở y tế tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc sẽ được chỉ định các phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm công thức máu, phân tích thành phần tế bào, định lượng kháng thể,… để có một kết quả chính xác. 

Suy giảm hệ miễn dịch cần làm gì?

Cần được chẩn đoán để có cách điều trị suy giảm miễn dịch kịp thời, vì tùy theo các loại suy giảm hệ miễn dịch mà người bệnh mắc phải sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp: 

  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: bệnh nhân có thể sử dụng biện pháp tiêm truyền thay thế.
  • Đối với những trường hợp hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, mất cả tế bào T lẫn tế bào B, người bệnh có thể sẽ được chỉ định ghép tế bào gốc. 
  • Rối loạn miễn dịch: sử dụng kháng thể đơn dòng để điều trị đặc hiệu.

Để hạn chế tình trạng suy giảm hệ miễn dịch đồng thời tăng cường miễn dịch, bạn cần tạo thói quen sống lành mạnh như: 

  • Tập thể dục: các bài tập như chạy bộ, yoga, thiền đều rất tốt cho cơ thể, vì nó kích thích các tế bào bạch cầu phát triển, tránh tình trạng uể oải, mệt mỏi. 
  • Chế độ ăn uống đủ chất: ăn uống lành mạnh kết hợp với các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như rau củ, trái cây, tỏi và các loại nấm sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất cần thiết như: vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa. Từ đó, cơ thể dần trở nên khỏe hơn và giúp tăng hệ miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc: một giấc ngủ ngon giúp bạn giảm mệt mỏi, tỉnh táo, điều này sẽ ngăn chặn việc tế bào bị suy yếu bởi tác nhân gây hạ. 
  • Hạn chế chất kích thích, rượu bia: những sản phẩm này có thể làm ức chế các tế bào bạch cầu, cản trở hệ miễn dịch khi bạn quá lạm dụng chúng. 

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.healthline.com/health/immunodeficiency-disorders#diagnosis 
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/324930#_noHeaderPrefixedContent 
  • https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status