Mẹo

Suy giảm miễn dịch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Các dấu hiệu sau đây sẽ cho thấy tình trạng suy giảm miễn dịch đang ngày một tàn phá cơ thể bạn, liệu có phương pháp nào hữu ích để phòng ngừa và chữa trị? 

Suy giảm hệ miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch hay còn gọi là thiếu hụt miễn dịch là một tình trạng bệnh lý xuất phát từ việc một thành phần trong hệ thống miễn dịch bị mất đi hoàn toàn hoặc hoạt động không bình thường. Điều này khiến cơ thể không còn khả năng phản kháng với các tác nhân gây hại từ bên ngoài, tình trạng xâm hại này lặp đi lặp lại nguy hại đến tính mạng. 

Có hai loại suy giảm miễn dịch là suy giảm miễn dịch tiên phát và miễn dịch thứ phát. Nhưng cả hai đều mang đến cho con người các hệ quả khó lường như: 

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi tái diễn nhiều lần, ở nhiều cơ quan khác nhau. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng nặng tăng vượt trội so với người bình thường. 
  • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Loại bệnh chỉ thường gặp khi chức năng miễn dịch bị suy giảm rõ rệt.

1. Suy giảm miễn dịch tiên phát

Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát là những khiếm khuyết hoặc mất đi hoàn toàn của các tế bào trong hệ thống miễn dịch, thường bắt đầu từ trong giai đoạn sơ sinh và phát triển đến trưởng thành. Hầu hết các nghiên cứu y khoa đã chứng minh suy giảm miễn dịch loại này có tính chất di truyền và khó xác định để chữa trị tận gốc, nên người bệnh phải dùng thuốc cả cuộc đời. 

2. Suy giảm miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch thứ phát không phải dạng khiếm khuyết từ các lympho T, mà do điều kiện sống sau khi sinh hình thành và tác động lên. 

Các dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Một trong những dấu hiệu suy giảm miễn dịch dễ thấy nhất đó là tính nhiễm trùng kéo dài và khó điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết tuỳ thuộc vào mức độ tình trạng bệnh lý suy giảm miễn dịch của từng cá thể. Dựa trên một số dấu hiệu phổ biến để kịp thời xử lý và tăng khả năng hồi phục: 

  • Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh: những người có hệ miễn dịch kém thường bị cảm cúm dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này là tác nhân của suy nhược cơ thể do thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng sâu tới giấc ngủ làm suy nhược thần kinh. Đây là hai tình trạng bệnh lặp đi lặp lại phổ biến và dai dẳng với người có hệ miễn dịch kém. 
  • Bệnh viêm phổi và ho kéo dài, tái đi tái lại kèm theo các bệnh khác như viêm phế quản, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng da. 
  • Rối loạn máu như tiểu cầu thấp và thiếu máu.
  • Chậm tăng trưởng và phát triển và còi cọc.
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Có hai con đường gây ra suy giảm miễn dịch. Một là do di truyền (tiên phát) sinh ra đã có những biến đổi hoặc thiếu hụt tế bào trong cơ thể. Loại còn lại là thứ phát, phát sinh trong thời gian sinh sống, do các tác nhân thay đổi môi trường làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch. Dù là loại suy giảm nào đều gây những bất lợi trong cuộc sống con người, cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời chữa trị. 

1. Suy giảm miễn dịch tiên phát

Miễn dịch tiên phát thường xảy ra ở trẻ em, có khả năng kéo dài cả đời. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền xuất phát từ trong gia đình các bé như kết hôn cận huyết, người mẹ ốm yếu thường xuyên sảy thai. Ngoài ra, trong lúc mang thai, người mẹ bị bệnh buộc lòng phải sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch như thioguanine, methotrexate, ức chế calcineurin, cyclosporin; thuốc chống co giật phenytoin, carbamazepine, levetiracetam, Rituximab; thuốc chống trầm cảm. 

2. Suy giảm miễn dịch thứ phát

Đây là dạng miễn dịch hay bắt gặp ở người lớn, do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể, khiến hệ miễn dịch không thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn và virus, làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao và lặp lại. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường do các yếu tố khách quan như: ô nhiễm không khí, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về chuyển hoá và điều trị các thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian lâu. 

Đối tượng nào dễ có nguy cơ suy giảm miễn dịch?

Một số trường hợp có nguy cơ mắc suy nhiễm miễn dịch cao hơn những người khác khi đang gặp phải các tình trạng:

  • Tiền căn gia đình bị suy giảm miễn dịch
  • Bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch: HIV, cắt lách (gặp trong xơ gan, hồng cầu liềm, vỡ lách)
  • Người già
  • Thiếu chất đạm
  • Mất ngủ

Cách điều trị suy giảm miễn dịch

Tùy theo tình trạng bệnh lý, thể trạng, mức độ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phát đồ khác nhau để trị bệnh này. Các phương pháp chữa bệnh tiên tiến nhất hiện nay là: 

  • Sử dụng kháng sinh và điều trị miễn dịch (gamma globulin), kháng virus như amantadine, acyclovir. Thuốc điều trị đặc hiệu cho nhiễm virus ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch là interferon.
  • Việc ghép tủy giúp bệnh nhân nhi chống chọi tốt với bệnh suy giảm miễn dịch khi không sản xuất đủ các tế bào lympho trong máu.

Hãy chủ động tăng cường hệ miễn dịch bằng việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, thông qua việc sử dụng viên uống chứa 17 thành phần vitamin và khoáng chất A – Zn.

Nguồn tham khảo:

Immunodeficiency Disorders –  https://www.healthline.com/health/immunodeficiency-disorders

Immunodeficiency – https://www.immunology.org/policy-and-public-affairs/briefings-and-position-statements/immunodeficiency

Các bệnh suy giảm miễn dịch thường gặp – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-benh-suy-giam-mien-dich-thuong-gap/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status