Mẹo

Thiếu kẽm gây nên những vấn đề gì? Cách bổ sung kẽm hiệu quả

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Kẽm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tổng hợp protein và nhiều quá trình khác nên thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Lượng kẽm trong cơ thể mỗi người khoảng từ 2g đến 3g và được phân bổ ở khắp nơi trong cơ thể.

Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất khoáng chất này và cũng không dự trữ lại nên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm nếu không được bổ sung đầy đủ. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi thiếu kẽm là gì? Và thiếu kẽm có gây ra những vấn đề gì không?

Nguyên nhân gây thiếu kẽm

Kẽm giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương và giúp phân chia các tế bào. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu kẽm, tuy nhiên, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là

  • Cơ thể hấp thụ kẽm kém
  • Người có bệnh mạn tính
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ

Một số bệnh mạn tính gây ra tình trạng thiếu kẽm là:

  • Nghiện rượu
  • Ung thư
  • Bệnh celiac
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh gan mạn tính
  • Bệnh Crohn

Thiếu kẽm gây nên các vấn đề gì?

Kẽm đóng vai trò kích hoạt hơn 100 enzyme để các quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoạt động trôi chảy hơn. Vậy nên các vấn đề thiếu kẽm gây nên thường có xu hướng liên quan đến từng vai trò của nó trong cơ thể. Sau đây là một vài triệu chứng thiếu kẽm ở người lớn thường xảy ra

1. Rụng tóc

Rụng tóc thường xảy ra khi bị thiếu vitamin và khoáng chất vì những chất này đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển chức năng của tế bào. Bên cạnh đó, kẽm đóng vai quan trọng nhờ khả năng thúc đẩy quá trình phân chia của tế bào và giúp chúng ta tổng hợp các protein. Vì thế khi thiếu kẽm, nhất là tình trạng thiếu kẽm ở nam giới, biểu hiện phổ biến nhất sẽ bao gồm rụng tóc.

2. Mắc số bệnh mạn tính

Kẽm như một chất bổ sung giúp chúng ta tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm. Khi thiếu kẽm, các chức năng miễn dịch có thể bị suy yếu và tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
Nếu tình trạng liên tục diễn ra liên tục và trong thời gian dài có thể làm các bệnh mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số bệnh mạn tính có thể kể đến như:

  • Bệnh gan mạn tính
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh hồng cầu hình liềm

3. Các vết thương lâu lành

Một trong những lợi ích của kẽm là giúp chúng ta tăng cường tái tạo biểu mô, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương. Vậy nên nếu thiếu kẽm có thể dẫn đến các vết thương viêm nhiều hơn, gây khó khăn trong quá trình hồi phục.

4. Suy giảm thị lực

Kẽm giúp vận chuyển vitamin A đã được chuyển hóa từ gan lên võng mạc để tạo các sắc tố bảo vệ mắt. Đó cũng là lý do vì sao kẽm là thành phần thường được tìm thấy nhiều trong võng mạc. Tình trạng thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ làm cho các sắc tố ở võng mạc bị thiếu hụt và làm suy giảm thị lực.

5. Rối loạn thính giác

Theo nhiều nghiên cứu, thiếu hụt vitamin B12 và kẽm có nguy cơ làm tăng tình trạng ù tai vì các tổn thương ở tai sẽ tăng tình trạng viêm nhiễm, khó kiểm soát.

6. Loét miệng

Nhờ tính năng chống viêm mà kẽm thường được bổ sung trong những loại thuốc chống viêm nhiễm, lở loét ở miệng. Nếu bạn đang bị loét miệng thì có khả năng bạn đang thiếu kẽm mà thôi.

7. Hệ miễn dịch suy giảm

Kẽm giúp cơ thể tăng cường các chức năng miễn dịch nên thiếu kẽm có thể làm các chức năng miễn dịch suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những đối tượng cần tăng cường bổ sung kẽm

1. Người ăn chay

Người ăn chay thường có lượng kẽm kém hơn người khác vì kẽm được tìm thấy nhiều trong thịt, nhất là thịt đỏ. Mặc dù họ cũng có thể bổ sung kẽm qua các sản phẩm từ hạt và ngũ cốc nhưng chúng lại làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể vì sự hiện diện của phytates – một chất liên kết với kẽm, ngăn chặn sự hấp thụ kẽm.

2. Phụ nữ mang thai

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai thường cần rất nhiều kẽm hơn do nhu cầu tăng lên.

3. Người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị thiếu kẽm do khó ăn và khả năng hấp thụ kém do các hệ thống tiêu hóa dần lão hóa. Bên cạnh đó, một số loại thuốc người già thường sử dụng cũng có thể đẩy nhanh quá trình đào thải kẽm ra khỏi cơ thể, không đủ thời gian để cơ thể hấp thụ.

4. Người nghiện rượu

Theo NIH ( National Institute Of Health), khoảng 30% đến 50% những người nghiện rượu có nồng độ kẽm trong máu thấp vì rượu ngăn cản cơ thể hấp thụ kẽm và tăng lượng kẽm đào thải qua đường bài tiết.

Phòng ngừa thiếu kẽm bằng cách nào?

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Có nhiều cách phòng ngừa thiếu kẽm, trong đó thay đổi chế độ ăn uống là việc đầu tiên mà bạn nên cân nhắc. Kẽm được tìm thấy nhiều trong

  • Gia cầm
  • Hạt giống
  • Mầm lúa mì
  • Lúa hoang
  • Hàu

Nếu bạn là người ăn chay, bạn có thể bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn hằng ngày, đó là nguồn cung cấp kẽm dồi dào.

2. Sử dụng viên uống bổ sung

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi “thiếu kẽm uống thuốc gì” thì bạn có thể cân nhắc viên uống bổ sung với 17 loại vitamin, khoáng chất trong đó hàm lượng kẽm sulphate chiếm 50mg, cùng với các vitamin A, vitamin C, vitamin E tốt cho da và tóc.

Nguồn tham khảo

All you need to know about zinc deficiency – https://www.medicalnewstoday.com/articles/320393

Zinc Deficiency – https://www.healthline.com/health/zinc-deficiency

 Zinc – https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status