Mẹo

Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người lớn và trẻ em?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Vitamin A có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế, khi thiếu hụt loại vitamin này, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về mắt, bệnh da liễu và suy giảm hệ thống miễn dịch. Cùng tìm hiểu về những hệ luỵ do thiếu vitamin A và cách phòng tránh thiếu hụt vitamin A trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân thiếu vitamin A

Vitamin A chủ yếu được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống. Sau khi dung nạp vào cơ thể, phần lớn vi chất này sẽ được dự trữ ở gan. Tình trạng thiếu vitamin A xảy ra khi lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể không đủ và lượng dự trữ không còn.

Theo các chuyên gia, thiếu vitamin A có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Khẩu phần ăn không đảm bảo được lượng vitamin A cần thiết

Cơ thể người không thể tự tổng hợp vitamin A mà phải tiếp nhận vitamin từ các nguồn bên ngoài. Chính vì thế, khi khẩu phần ăn nghèo nàn, thiếu chất béo và không đảm bảo được lượng vitamin A cần thiết, cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt loại vitamin này.

Ở trẻ nhỏ, vitamin A chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Do đó, những trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu vitamin A.

Mắc bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Tình trạng thiếu hụt vitamin A cũng có thể do các căn bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng như sởi, giun sán, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… gây ra. Khi mắc bệnh sởi, nhu cầu về vitamin A của cơ thể thường tăng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do virus gây bệnh có xu hướng tác động vào hệ thống niêm mạc. Do đó, cơ thể phải cần thêm vitamin A để chống lại sự tấn công này. Thậm chí, khi bệnh sởi biến chứng nặng, người bệnh còn có thể đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân.

Trong khi đó, tiêu chảy lại là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm khả năng hấp thụ vitamin A ở ruột. Đặc biệt, theo các nghiên cứu gần đây, cả nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy cấp tính đều có thể khiến vitamin A thất thoát qua nước tiểu hoặc phân.

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, chẳng hạn như nhiễm giun đũa cũng là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin A của cơ thể. Trong trường hợp này, tẩy giun sán là phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin.

Thiếu hụt vitamin A do suy dinh dưỡng protein và các vi chất khác

Suy dinh dưỡng là vấn đề có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Thông thường, suy dinh dưỡng protein sẽ đi kèm với thiếu hụt vitamin A, bởi protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số vi chất khác, chẳng hạn như kẽm, cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin. Do đó, không bổ sung đủ những chất này cũng sẽ dẫn đến lượng vitamin A bị thiếu hụt.

2. Thiếu vitamin A gây bệnh gì?

Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm:

Mắc các bệnh về mắt khi thiếu vitamin A

Vitamin A có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Cụ thể, vi chất này đảm nhận các nhiệm vụ sau:

  • Bảo vệ mắt, giúp mắt chống lại các bệnh nhiễm trùng
  • Tăng cường chức năng của giác mạc
  • Hỗ trợ nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ
  • Tham gia trực tiếp vào một số phản ứng tại tế bào que và nón ở võng mạc
  • Tạo nên sắc tố của võng mạc, điều tiết và giúp mắt nhìn rõ hơn trong các điều kiện thiếu ánh sáng
  • Là thành phần tạo nên màn nước mắt, giúp màn nước mắt bám được vào bề mặt của giác mạc

Thiếu hụt vitamin A có thể khiến cơ thể gặp phải rất nhiều vấn đề về mắt như quáng gà, khô mắt, nhuyễn giác mạc, loét giác mạc… Trong đó, khô mắt kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc và viêm giác mạc. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm giác mạc sẽ biến chứng, dẫn đến suy giảm thị lực tạm thời hoặc mù vĩnh viễn.

Thiếu vitamin A khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh

Vitamin A giúp duy trì chức năng của tế bào lympho B và T, tham gia sản xuất kháng thể chống lại nhiễm trùng. Nói cách khác, khi thiếu hụt vitamin A, cơ thể sẽ rất dễ bị mắc nhiều bệnh, nhất là các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá. Bên cạnh đó, vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của gan, giúp gan thải độc tốt và khoẻ mạnh hơn. Do đó, thiếu vitamin A có thể dẫn đến xơ gan hoặc ứ mật mãn tính.

Ngoài ra, vitamin A còn có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Hoạt động của vitamin A có ý nghĩa tương tự như một loại hormone điều chỉnh sự phát triển của các mô trong hệ cơ và xương, giúp trẻ nhỏ tăng chiều cao tối đa.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về da

Không chỉ làm đẹp da và duy trì độ ẩm cho da, loại vitamin này còn giúp bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh da liễu. Quan trọng hơn, vitamin A có thể giúp loại bỏ tế bào chết, chống khô da, ngứa da, da sần sùi, lão hóa… Chính vì vậy, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin A, bạn sẽ có một làn da tươi trẻ và săn chắc.

3. Dấu hiệu thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó dễ nhận biết nhất là các vấn đề về mắt, bao gồm:

  • Quáng gà: Quáng gà được xem là dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất của tình trạng thiếu vitamin A. Lượng vitamin A cung cấp cho các tế bào hình que ở võng mạc không đủ khiến khả năng thích nghi với bóng tối của võng mạc bị ảnh hưởng. Người bị quáng gà thường không thể nhìn rõ khi trời chập tối, dễ vấp ngã và phải lần mò để di chuyển.
  • Khô kết mạc: Khô kết mạc là hiện tượng màng tiếp hợp khô, không bóng và ướt như bình thường.
  • Vệt Bitot: là những vệt trắng bóng có hình tam giác trên màng tiếp hợp mắt. Những vệt trắng này xuất hiện do biểu mô dày lên và bong vẩy ở cả 2 phía của mắt, đặc biệt là ở phía thái dương.
  • Khô giác mạc: Khi bị khô, giác mạc sẽ mất đi sự bóng sáng, trở nên mờ đục như có một màn sương bao phủ. Tình trạng khô giác mạc thường có xu hướng bắt đầu từ phần dưới của giác mạc.
  • Loét giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc: Tình trạng này thường bắt nguồn từ khô giác mạc, dẫn đến nhiễm khuẩn. Loét giác mạc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng giác mạc.
  • Loét giác mạc trên 1/3 diện tích giác mạc: Khi tình trạng loét xảy ra trên 1/3 diện tích giác mạc, giác mạc có thể bị thủng khiến mống mắt bị đẩy ra ngoài, gây teo nhãn cầu, thậm chí là mù vĩnh viễn.
  • Sẹo giác mạc: Đây là một trong những di chứng do loét giác mạc để lại. Tùy theo vị trí và độ lớn của sẹo mà thị lực có thể bị ảnh hưởng ít hay nhiều.
  • Khô đáy mắt: Là tổn thương võng mạc do thiếu hụt vitamin A. Bệnh thường xảy ra ở các trẻ trong độ tuổi đến trường.

Ngoài ra, người bị thiếu hụt vitamin A cũng có các triệu chứng toàn thân như:

  • Mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển thể chất
  • Da khô, sần sùi
  • Tóc khô và dễ gãy rụng
  • Dễ mắc các bệnh như nhiễm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá…

4. Cách phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A

Thiếu vitamin A có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Bổ sung vitamin A thông qua chế độ ăn uống hàng ngày: Vitamin A thành hình có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, cá, gan, sữa và các sản phẩm từ sữa… Trong khi đó, tiền chất vitamin A – carotene thường được tìm thấy trong các loại rau củ quả như rau dền, xà lách, rau ngót, rau muống, gấc, cà rốt, xoài, đu đủ… Để đảm bảo lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, bạn nên tăng cường các nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé.
  • Có biện pháp ngăn ngừa các căn bệnh do nhiễm khuẩn gây ra
  • Tăng cường vitamin A cho cơ thể thông qua các loại sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp. Bạn có thể lựa chọn viên uống bổ sung 17 vitamin và khoáng chất A-Zn từ các nhà sản xuất uy tín để bổ sung vitamin hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng thiếu hụt vitamin A

Vitamin A có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe của con người. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên chú ý bổ sung loại vitamin này bằng thực phẩm hoặc viên uống bảo vệ sức khỏe để tránh bị thiếu hụt nhé!

 

Nguồn tham khảo:

1. What Is Vitamin A Deficiency? – https://www.aao.org/eye-health/diseases/vitamin-deficiency

2. Vitamin A deficiency – https://dermnetnz.org/topics/vitamin-a-deficiency/

3. Vitamin A deficiency and its consequences – https://www.who.int/nutrition/publications/micronutrients/vitamin_a_deficiency/9241544783/en/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status