Mẹo

Tổng hợp 8 loại xét nghiệm miễn dịch phổ biến hiện nay

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Khi đến thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế, xét nghiệm miễn dịch sẽ là điều đầu tiên mà các bác sĩ thực hiện khi tiến hành điều trị. Vậy cụ thể, loại xét nghiệm này là gì? Có bao nhiêu loại xét nghiệm hệ miễn dịch? Bài viết sau đây sẽ là lời giải đáp hoàn chỉnh nhất dành cho bạn.

Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn tấn công, hệ miễn dịch ngay lập tức sẽ trở thành “hàng rào phòng thủ” bảo vệ bảo vệ cơ thể chúng ta. Lúc này, cơ thể sẽ hình thành phản ứng kháng nguyên – kháng thể, các loại xét nghiệm miễn dịch được bác sĩ thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị cho người bệnh. Dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra các căn nguyên như nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), hormone, sắc tố hemoglobin trong máu. Xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân cụ thể gây bệnh, từ đó có được phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Có khá nhiều các loại xét nghiệm miễn dịch một số loại tiêu biểu được thực hiện nhiều có thể kể đến như: Xét nghiệm dị ứng, nhận diện tác nhân gây nhiễm khuẩn, xét nghiệm nước tiểu, thử thai,… Các loại xét nghiệm này sẽ đưa cho ra các chỉ số hệ miễn dịch tương ứng với trình trạng của người bệnh, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Các phương pháp xét nghiệm miễn dịch phổ biến

Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm miễn dịch là gì, phần nội dung bên dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp xét nghiệm miễn dịch phổ biến nhất hiện nay.

1. Tầm soát ung thư tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa là một bộ phận quan trọng, nó giúp nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể thông qua quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Hệ miễn dịch cũng từ đó được nâng cao, giúp cơ thể chống chọi lại các loại bệnh tật. Khi cơ quan này mắc phải các biến chứng, đặc biệt là ung thư sẽ trở thành mối nguy hại đến sức khỏe con người. Chính vì thế, xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa sẽ là cách tốt nhất giúp người bệnh được chữa trị kịp thời trước khi tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa bao gồm:

  • Những người có lối sống thiếu lành mạnh: chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và không vận động.
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc phải các loại bệnh ung thư sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Người có tiền sử mắc phải các bệnh: viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP,…
  • Những người có độ tuổi từ 40 trở lên.

Ngoại trừ các biện pháp phòng tránh, để phát hiện bệnh sớm nhất, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/ 1 lần. .

2. Xét nghiệm dị ứng

Dị ứng là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể có phản ứng thái quá đối với các tác nhân không gây nguy hiểm: phấn hoa, mùi hương, các loại thực phẩm, thành phần thuốc,… Chứng bệnh này ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu người bệnh không có sự phòng ngừa dị ứng sẽ chuyển biến phức tạp, gây cản trở nhiều trong đời sống.

Một số dấu hiệu biểu hiện dị ứng bạn cần chú ý:

  • Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt, nước mũi
  • Ngứa trong miệng, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Ho dữ dội, cảm giác tức ngực,…

Nếu khi bạn ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với một số thành phần và xuất hiện các triệu chứng trên, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.

3. Thử thai

Thực hiện xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả thử thai với độ chính xác cao hơn việc dùng que thử tại nhà. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu hoặc nước tiểu đem đi xét nghiệm. Dựa vào chỉ số kiểm tra nồng độ Beta-Hcg bác sĩ sẽ xác định được bạn có mang thai hay không và thai đã được bao nhiêu tuần tuổi.

Một vài dấu hiệu mang thai tuần lễ tuần ở phụ nữ:

  • Kỳ kinh nguyệt trễ hơn 7 ngày
  • Xuất hiện máu báo thai
  • Căng tức ngực
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ nhiều
  • Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…

4. Nhận diện tác nhân gây nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh luôn là điều mà các bác sĩ điều trị muốn biết đầu tiên. Xét nghiệm hệ miễn dịch sẽ giúp phát hiện được chính xác loại vi khuẩn nào đang phá rối cơ thể bạn.

Một vài tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Virus HPV – gây bệnh ung thư cổ tử cung;
  • HIV- gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/ AIDS;
  • Viêm gan C;
  • Streptococcus – gây viêm amidan;…

5. Xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khối

Troponin là phức hợp protein có hình cầu nằm trong các sợi mảnh của sợi cơ tim, tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc bị đông máu, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm troponin T. Đây là xét nghiệm hệ miễn dịch invitro dùng để định lượng troponin T tim trong huyết thanh và huyết tương người.

6. Xét nghiệm nước tiểu

Đây là một loại xét nghiệm miễn dịch khá phổ biến. Dựa vào các chỉ số phân tích lượng nước tiểu của người bệnh, bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện được thành phần nào trong cơ thể đang vượt quá mức cho phép. Một số ví dụ có thể kể đến như: hàm lượng Glucose, hồng cầu, bạch cầu, protein,… sẽ là các chỉ số báo hiệu của các bệnh đái tháo đường, suy thận và nhiễm trùng đường tiểu.

7. Thử nhanh các loại thuốc kích thích

Để điều trị tốt nhất, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm miễn dịch này để xác nhận xem người bệnh có sử dụng các loại thuốc kích thích nào hay không. Các loại chất kích thích như doping, cần sa, morphin, cocain, thuốc lắc, ma túy tổng hợp sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây khó khăn cho việc chữa trị. Ngoài ra, đây là còn là loại xét nghiệm dùng để xác định hàm lượng độc tố của cơ thể, thích hợp để kiểm tra về độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Loại xét nghiệm này khá phổ biến và được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau.

8. Xác định nhóm máu

Đây là một loại xét nghiệm khá quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh cần truyền máu thì trước hết bác sĩ cần xác định được nhóm máu của họ để tiến hành các bước tiêm truyền phù hợp. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được thực hiện trong trường hợp hiến máu hoặc truyền máu cho người khác.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch

Xét nghiệm hệ miễn dịch được xem là 1 trong những biện pháp tốt nhất giúp bạn tầm soát được bệnh tật, hạn chế những vấn đề tiềm ẩn. Hiện nay bạn có thể đăng ký xét nghiệm miễn dịch ở hầu hết các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các loại xét nghiệm trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi làm xét nghiệm: nhịn ăn tối qua đêm, ngủ đủ giấc, hạn chế lượng nước,… Nếu bạn làm sai hướng dẫn, hãy thông báo trước cho kỹ thuật viên lấy mẫu.
  • Kê khai thành thật với bác sĩ về tiền sử bệnh án, thuốc uống và kể cả những chất kích thích đã sử dụng: hút thuốc, rượu bia, chất cấm,…
  • Nếu bạn lo lắng về các cuộc xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, bạn có thể thường xuyên luyện tập thể thao hơn. Hoặc bổ sung thêm một vài loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên bạn nên thông báo trước với bác sĩ.

 

Nguồn tham khảo: 

  1. What are immunological tests? – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK373089/
  1. Laboratory Tests – https://primaryimmune.org/about-primary-immunodeficiencies-diagnosis-information/laboratory-tests
  1. Primary immunodeficiency – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/primary-immunodeficiency/diagnosis-treatment/drc-20376910
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status