Cẩm nang

Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Con người dành cả 1/3 quãng đời để ngủ. Điều này chứng tỏ giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn với sức khỏe. Theo đó, một giấc ngủ ngon sẽ nạp lại năng lượng để cơ thể sẵn sàng cho một ngày mới. Nhưng rất tiếc là vì nhiều nguyên do khác nhau mà chúng ta dễ bị mất ngủ về đêm. 

Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến nhịp sinh học đảo lộn, từ đó sinh ra nhiều hệ lụy khôn lường điển hình là: mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, giảm tư duy và tập trung… Để không còn hiện tượng cứ đến đêm lại thao thức, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này để có giải pháp điều trị thích hợp.

Mất ngủ về đêm là bệnh gì?

Thiếu ngủ về đêm là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc giật mình giữa đêm nhưng không thể quay lại ngủ tiếp được. Những tưởng đây chỉ là vấn đề ở người cao tuổi, nhưng chứng mất ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt kém lành mạnh; áp lực từ công việc, học tập …

Nếu chỉ bị mất ngủ vài hôm thì không đáng lo ngại, nhưng kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, năng suất làm việc. 

Dấu hiệu mất ngủ về đêm dễ nhận biết

Tùy theo mất ngủ nặng hay nhẹ mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, người bị mất ngủ sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Thức dậy quá sớm nhưng không thể ngủ lại được
  • Thức dậy nhiều lần trong lúc ngủ, mỗi lần kéo dài hơn 30 phút 
  • Trằn trọc, khó thiếp đi mặc dù rất buồn ngủ
  • Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung vào ban ngày do hệ thần kinh bị tổn thương
  • Dễ nổi cáu, cơ thể nhạy cảm với một số bệnh thông thường nếu bị mất ngủ kinh niên
  • Trí nhớ kém, tâm trạng luôn bồn chồn, dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, không thể tự ra quyết định cho mình
  • Nặng hơn có thể bị ảo giác

Tìm hiểu: Biểu hiện thiếu Vitamin A

Truy tìm nguyên nhân khiến bạn mất ngủ về đêm

Để chữa dứt điểm thiếu ngủ, nhất thiết phải xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dưới đây là một số lý do điển hình nhất:

1. Trầm cảm

Thực tế, giữa trầm cảm và mất ngủ có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, trầm cảm làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm cả chu kỳ giấc ngủ. Một khi nhịp sinh học bị đảo lộn, bạn sẽ khó thể nào đi vào giấc ngủ được. Thống kê cho thấy có đến 50 – 90% số người bị trầm cảm thường xuyên trằn trọc vào ban đêm.

2. Căng thẳng, lo âu

Cuộc sống có biết bao nỗi lo toan bộn bề, từ công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra nhiều loại hormone như cortisol, norepinephrine kích thích não bộ hoạt động nhiều hơn gây thiếu ngủ về đêm. Chưa kể xu hướng suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho vấn đề gây căng thẳng phần nào cũng làm bạn khó chợp mắt hơn.

3. Ăn quá nhiều vào buổi tối dễ gây mất ngủ về đêm

Ăn khuya là thói quen thường gặp của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên điều này lại không được các chuyên gia khuyến khích bởi nó gây đủ mọi vấn đề về sức khỏe, trong đó có mất ngủ. Cụ thể, việc thường xuyên ăn nhiều vào buổi tối khiến cho hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi mà phải làm việc, não bộ vì vậy mà cũng phải “thức” để vận hành những cơ quan này. 

4. Sử dụng chất kích thích

Chứng mất ngủ về đêm đôi khi cũng bắt nguồn từ việc tiêu thụ các chất kích thích như đồ uống chứa caffein (trà, cà phê, nước có gas …) hay nicotin trong khói thuốc lá. Những chất này có tác dụng gây hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ nếu dùng vào lúc chiều, tối. 

Nhiều người còn cho rằng việc uống rượu sẽ khiến bản thân nhanh buồn ngủ hơn nhưng sự thật không phải vậy! Thực tế, rượu cản trở các giai đoạn sâu của giấc ngủ, đồng thời dễ làm bạn thức giấc giữa đêm.

Điểm danh: Thực phẩm giàu vitamin B6

5. Thay đổi môi trường sống cũng dẫn đến mất ngủ về đêm

Tình trạng này cũng khá phổ biến ở những người đi du lịch hoặc đổi chỗ ở. Theo đó, những thay đổi bất chợt này sẽ phá vỡ nhịp sinh học khiến cơ thể phải mất thời gian để làm quen lại. Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ bản thân bị mất ngủ do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh chẳng hạn ô nhiễm tiếng ồn; không gian bí bách, chật chội … 

6. Do thuốc sử dụng

Nếu đang mắc bệnh và phải điều trị bằng thuốc theo toa, bạn nên chú ý vì một số loại có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ về đêm. Điển hình là thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn hoặc cao huyết áp. 

Nếu để ý, một vài loại thuốc không kê đơn chẳng hạn thuốc giảm đau, thuốc chữa dị ứng hoặc dùng trong điều trị bệnh cảm thông thường có thành phần là caffein có thể gây gián đoạn giấc ngủ.

7. Mất ngủ về đêm vì mắc các bệnh lý thần kinh

Ngoài trầm cảm thì đôi khi mất ngủ về đêm kéo dài cũng có liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: rối loạn lo âu, hậu chấn tâm lý hay còn gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn (người bệnh lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với một sự kiện kinh hoàng nào đó, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ …

Xem ngay: Suy giảm hệ miễn dịch ở người lớn

8. Các yếu tố ảnh hưởng khác

Mất ngủ về đêm thường dễ bắt gặp ở những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mãn kinh (đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm)
  • Phụ nữ mang thai do thai nhi ngày một phát triển khiến mẹ cảm thấy khó chịu, không yên giấc
  • Người trên 60 tuổi (chứng mất ngủ được cho là tăng dần theo tuổi tác)

Bỏ túi ngay cách chữa mất ngủ về đêm đơn giản mà hiệu quả

Chứng mất ngủ về đêm hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn áp dụng những biện pháp sau:

  • Lập thời gian biểu ngủ và thức dậy vào thời điểm cụ thể trong ngày. Tránh thức khuya, ngủ muộn vào cuối tuần sẽ phá hỏng nhịp sinh học mà cơ thể đã quen
  • Không nên uống trà, cà phê hoặc hút thuốc nhiều vào buổi tối. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người
  • Hạn chế ăn quá no trước khi lên giường để tránh đầy bụng, khó tiêu dẫn đến khó ngủ
  • Không dành thời gian ngủ trưa quá nhiều trong ngày vì như vậy sẽ khó chợp mắt vào ban đêm
  • Bạn có thể tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc hoặc xem một chương trình giải trí nhẹ nhàng để thư giãn trước khi ngủ
  • Với người thường xuyên căng thẳng, bạn nên tập yoga hoặc chú ý tạo không khí thoải mái trong phòng ngủ để lấy lại cân bằng tinh thần
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất trong bữa ăn nhằm tránh gặp phải những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra

Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thể ngon giấc hơn về đêm. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên đây nhưng vẫn không hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ nhé!

Tài liệu tham khảo

  1. Insomnia: How do I stay asleep?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/expert-answers/insomnia/faq-20057824

  1. What You Should Know About Difficulty Sleeping

https://www.healthline.com/health/sleeping-difficulty  

  1. Insomnia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status