Mẹo

11 nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng mà bạn vô tình mắc phải

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Sức đề kháng hay còn gọi khả năng miễn dịch là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân có hại (virus, vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể. Khi chúng ta bị suy giảm sức đề kháng, cơ thể sẽ rất dễ bị mắc bệnh hoặc nhiễm khuẩn. Có nhiều nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm như làm việc mệt nhọc, stress, thiếu vitamin và khoáng chất…

Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng dưới đây, để cùng bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!

1. Thiếu ngủ làm khả năng miễn dịch giảm

Giấc ngủ và khả năng miễn dịch của cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi bạn ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể tăng nguy cơ khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Trong khi bạn ngủ, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra cytokine. Cytokine là một loại protein đa năng được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch. Loại protein này sẽ tương tác với các tế bào của hệ thống miễn dịch nhằm điều chỉnh phản ứng của cơ thể với bệnh tật, sự nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cytokine còn có khả ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bằng cách làm trung gian cho các tế bào, đưa chúng đến chỗ nhiễm bệnh hoặc có vấn đề.

Vì vậy, nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn tăng cường khả năng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, ngủ đầy đủ  khi bị bệnh còn cho phép hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn.

2. Lo âu không tốt cho hệ miễn dịch

Việc lo lắng kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định trên cơ thể. Khi một người lo lắng, căng thẳng, hoặc sợ hãi, não sẽ gửi tín hiệu đến các bộ phận khác của cơ thể. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng adrenaline và cortisol – hai loại hormone căng thẳng. Cortisol ngăn chặn việc giải phóng các chất gây viêm và nó sẽ tắt chức năng hệ miễn dịch chống nhiễm trùng, làm giảm phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Cũng vì vậy mà những người bị rối loạn lo âu mạn tính có thể dễ bị cảm lạnh, cúm và các loại nhiễm trùng khác.

3. Thiếu vitamin D sẽ khiến suy giảm sức đề kháng

Mọi người đều biết rằng vitamin D góp phần giúp cho xương chắc khỏe và tế bào máu khỏe mạnh. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của con người. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến việc bị tăng khả năng lây nhiễm. Một trong những chức năng quan trọng nhất của vitamin D là kích hoạt tế bào T (tế bào tiêu diệt). Tế bào T có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt bất cứ mầm bệnh nào từ bên ngoài, chẳng hạn như virus.

Vitamin D phổ biến ở hai dạng: vitamin D2 và vitamin D3. Các chuyên gia cho rằng vitamin D2 và D3 đều quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy vitamin D3 có tốc độ hấp thu tốt hơn so với vitamin D2, bởi có một loại enzyme đặc biệt trong gan giúp Vitamin D3 chuyển hóa thành dạng hoạt tính sinh học của vitamin D nhanh chóng và hiệu quả.

4. Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng gây suy giảm sức đề kháng

Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh, không những làm cho vi khuẩn kháng thuốc mà còn có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không cần thiết đã gây nên tình trạng lờn thuốc, vi khuẩn giờ đây có khả năng kháng lại đại đa số các loại kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn. Thật vậy, trong tương lai khi kháng sinh không còn tác dụng thì triệu chứng ho hay một vết cắt bị nhiễm trùng cũng có thể gây tử vong.

5. Ăn quá ít rau củ và trái cây sẽ thiếu vitamin và khoáng chất

Các nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp chúng ta phòng chống hữu hiệu với đa số bệnh tật để có một thể lực khỏe mạnh, sức khỏe tốt, năng suất lao động cao và chất lượng cuộc sống tốt. 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn từ 400 – 600g rau quả mỗi ngày; rau quả là nguồn cung cấp các vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho sức khỏe con người, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng có thể dẫn tới một số bệnh và giảm khả năng miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, phải kể đến các vitamin tan trong chất béo đó là: vitamin A và vitamin E, chất khoáng là sắt, kẽm,…

Nếu bạn không có thói quen ăn nhiều trái cây và rau củ, thì việc bổ sung các viên uống tổng hợp 17 loại vitamin và khoáng chất từ A đến Zn là cần thiết, để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và tăng đề kháng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. 

6. Chế độ ăn nhiều chất béo gây suy giảm sức đề kháng

Chế độ ăn uống không hợp lý và lành mạnh có thể làm suy giảm miễn dịch mà nhiều người thường không ngờ đến. Ví dụ như các loại chất béo bão hòa gây hại cho hệ thống miễn dịch, gây viêm. Sử dụng thức ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt…quá nhiều không tốt cho sức khỏe. Những chất như đường, mỡ, muối có trong sản phẩm này làm suy yếu các tế bào T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.

Thay vì sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe, chúng ta bổ sung vào thực đơn những thực phẩm tăng đề kháng và tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

7. Ít khi ra ngoài trời làm suy yếu hệ miễn dịch

Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ sản xuất vitamin D trong da để đáp ứng với tia UV của ánh mặt trời. Và vitamin D có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào đặc biệt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể được gọi là tế bào T giúp chống nhiễm trùng.

Sự suy giảm sức đề kháng do tuổi tác cũng liên quan đến việc giảm mức vitamin D ở người cao tuổi. Khi con người già đi, có hai điều xảy ra ảnh hưởng xấu đến lượng vitamin D của họ. Thứ nhất, người già ở trong nhà nhiều hơn do giảm hoạt động. Điều này cũng có nghĩa là họ ít chịu tác động bởi ánh sáng mặt trời và do đó sản sinh ra ít hơn vitamin D3 qua bức xạ UV. Thứ hai, khi một người già đi, da trở nên ít chuyên hóa hơn trong việc sản xuất vitamin D.

Chính vì vậy mà bạn cần phải tăng cường hoạt động thể bên ngoài để duy trì sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Mặc dù bạn có thể nhận vitamin D3 từ ánh sáng mặt trời, nhưng bạn cần giữ cơ thể an toàn dưới các tia UV để không hại da.

8. Hút thuốc làm suy giảm miễn dịch

Một trong những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch không thể không kể đến đó là hút thuốc lá. Khi hút thuốc, cơ thể tiết ra chất nhầy quá mức, làm hẹp đường thở và khiến phổi khó thải độc tố hơn, do đó làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Hút thuốc cũng làm giảm mức độ chất chống oxy hóa bảo vệ trong máu. Hơn nữa, vì cơ thể đang làm việc gấp đôi để loại bỏ các hóa chất do thuốc lá tiết ra, khả năng chống nhiễm trùng sẽ bị tổn hại. Dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi đến viêm phế quản.

9. Sử dụng chất có cồn khiến suy giảm sức đề kháng

Uống một ly rượu hoặc bia không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều rượu bia thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch dù chỉ trong thời gian ngắn.

Những nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên hệ lâu dài giữa việc dung nạp rượu bia quá mức và hệ miễn dịch hoạt động yếu ớt.  Rượu bia sẽ tàn phá hệ miễn dịch. Rượu làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột. Nó loại bỏ các vi khuẩn có lợi, và hậu quả là nhiều vi khuẩn có hại đi vào máu, dẫn đến viêm gan.

10. Đau buồn trong thời gian dài làm đề kháng suy giảm

Có một số bằng chứng cho thấy việc đau buồn trong một thời gian dài, có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch cơ thể của bạn. Nỗi buồn sâu sắc kéo dài khiến bạn có cảm giác chán ăn, giảm ngon miệng, sụt cân, dẫn đến suy nhược cơ thể và suy giảm sức đề kháng.

Khi gặp phải các chấn thương tâm lý, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe để cải thiện tinh thần cũng như điều trị tâm bệnh. Bên cạnh đó cần tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, và làm việc hợp lý, điều độ.

11. Không tập thể dục điều độ

Thực tế cho thấy, người không tập luyện thể dục thường xuyên, hoặc việc tập bị gián đoạn, cơ thể dễ bị uể oải, suy nhược và sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn so với những người tập luyện điều độ. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên tăng cường khả năng miễn dịch. Tập thể dục giúp tăng kháng thể và tế bào bạch cầu, cho phép cơ thể tấn công các loại vi rút xâm nhập sớm hơn và hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, nhiệt độ cơ thể tăng lên trong khi tập thể dục, có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiêu diệt mầm bệnh. Tập thể dục cũng là cách tuyệt vời để xua tan các hormone gây căng thẳng, làm chậm sự giải phóng cortisol và adrenaline trong cơ thể bạn, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh do vi khuẩn và virus.


Nguồn tham khảo:

Things That Suppress Your Immune System – https://www.webmd.com/cold-and-flu/ss/slideshow-how-you-suppress-immune-system

9 Surprising Ways You’re Weakening Your Immune System – https://www.everydayhealth.com/news/9-surprising-ways-youre-weakening-your-immune-system/

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status