Cẩm nang

Chế độ ăn cho người bệnh gút không nên bỏ qua

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Khi xây dựng  chế độ ăn cho người bệnh gút, hãy chú ý tránh một số loại thực làm tăng axit uric trong máu. Tuy việc này không giúp chữa trị trực tiếp căn bệnh này nhưng sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các đợt gút cấp và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Gút là một bệnh viêm khớp xảy ra do có quá nhiều axit uric tích tụ trong máu và tạo thành tinh thể lắng đọng tại các khớp gây đau đớn, khó chịu. Axit uric được cơ thể tạo ra sau khi phân giải các chất có tên là purin – thành phần được tìm thấy trong một số loại thực phẩm.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh gút và những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách phòng ngừa các đợt gút cấp bùng phát.

Bệnh gút là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Gút là bệnh lý viêm khớp mạn tính, gây ra những cơn đau bất ngờ, sưng và viêm ở một hay nhiều khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng gồm khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các triệu chứng bệnh gút hay các đợt cấp bùng phát khi nồng độ axit uric trong máu quá cao. Mỗi đợt như vậy thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài trong 3 – 10 ngày. Nguyên nhân là vì axit uric trong máu quá nhiều nên cơ thể không thể đào thải hết ra ngoài. Từ đó, chúng tích tụ và tạo thành tinh thể lắng đọng trong các khớp.

Lý do khiến nồng độ axit uric trong máu cao gây ra bệnh gút có thể liên quan đến di truyền hoặc do chế độ ăn uống.

Chế độ ăn cho người bệnh gút

Thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh gút như thế nào?


Khi bạn đã mắc bệnh gút, một số thực phẩm sau khi được tiêu hóa có thể kích hoạt cơn gút cấp do làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Các thực phẩm đó thường có chứa nhiều purin.

Bình thường, người khỏe mạnh có thể đào thải lượng axit uric được tạo thành sau khi chuyển hóa những thực phẩm giàu purin ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những người mắc bệnh gút lại không thể. Do đó, nồng độ axit uric tăng lên và gây xuất hiện một loạt triệu chứng gút (cơn gút cấp).

Vậy nên, hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu purin và sử dụng thuốc điều trị thích hợp sẽ ngăn ngừa xuất hiện các triệu chứng gút. Thế nhưng, một điều thú vị là các loại rau có hàm lượng purin cao lại không gây ra cơn gút cấp. Bên cạnh đó, đường fructose và thức uống có nhiều đường lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và bùng phát cơn gút cấp dù cho chúng không giàu purin.

Một vài nghiên cứu cho thấy sản phẩm sữa ít béo, sản phẩm từ đậu nành và bổ sung thêm vitamin C có thể giúp ngăn ngừa cơn gút cấp bùng phát do làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng

Vậy người bệnh gút nên ăn gì?


Mặc dù chế độ ăn cho người bệnh gút phải hạn chế nhiều loại thực phẩm nhưng bạn vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác để thưởng thức mà vẫn an toàn. Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh gút có thể dùng trong các bữa ăn:

  • Trái cây
  • Rau củ bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và các loại rau có lá màu xanh đậm
  • Các loại đậu
  • Quả hạch và các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các sản phẩm từ sữa, ưu tiên chọn sữa ít béo
  • Trứng
  • Cà phê, trà và các loại thảo mộc
  • Dầu thực vật, bao gồm dầu hạt cải, dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh

Người bệnh gút kiêng ăn gì?

Như thông tin ở trên, những người mắc bệnh gút không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều purin hay hàm lượng fructose cao. Các nhóm thực phẩm này đều có thể làm tăng nguy cơ bùng phát cơn gút.

Cụ thể, người bệnh gút nên kiêng:

  • Nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, não…
  • Thịt thú rừng như thịt bê, nai…
  • Các loại cá như cá trích, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản nói chung, gồm cua, tôm, sò điệp…
  • Thức uống có nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp
  • Các thực phẩm có thêm đường siro, mật ong
  • Các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy

Tuy vậy, bạn không cần phải quá kiêng khem một cách nghiêm khắc. Các loại thịt đỏ hay cá dù có hàm lượng purin khá cao nhưng bạn vẫn có thể ăn trong chừng mực vừa phải. Bạn có thể ăn một phần khoảng 115–170g/ lần và vài lần trong tuần.

Xem ngay: Triệu trứng thiếu sắt không thể bỏ qua

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gút


Bệnh gút có khả năng di truyền qua thế hệ sau nên nếu bạn có người nhà mắc bệnh này, hãy cố gắng hạn chế uống rượu, bia, giảm tiêu thụ chất béo và thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện và kiểm soát sớm nếu không may mắc bệnh.

Trường hợp bạn đã mắc bệnh gút, để phòng ngừa các đợt cấp bùng phát triệu chứng, hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút như đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm vitamin C bằng các thực phẩm chức năng. Một số bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin C có thể giúp hạ thấp nồng độ axit uric. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá 500mg vitamin C từ sản phẩm thực phẩm bổ sung mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng thêm sản phẩm bổ sung chất xơ và các vitamin khác. Dù chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nhưng một số người cho biết nó hữu ích cho bệnh gút.



Tài liệu tham khảo:

1. Gout diet: What’s allowed, what’s not. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gout-diet/art-20048524. Ngày truy cập 26/10/2020.

2. Best Diet for Gout: What to Eat, What to Avoid. https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout. Ngày truy cập 26/10/2020.

3. Gout Diet: Foods to Eat and Those to Avoid. https://www.webmd.com/arthritis/gout-diet-curb-flares. Ngày truy cập 26/10/2020.4. Gout Treatment and Prevention. https://www.everydayhealth.com/gout/treatment-prevention/. Ngày truy cập 26/10/2020.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status