Mẹo

Vitamin B2 có tác dụng gì? Cách bổ sung vitamin B2 hiệu quả

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước gồm 8 loại với những công dụng khác nhau. Vitamin B2 là một vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng lại rất ít người biết đến nó. Vậy vitamin B2 có tác dụng gì, bổ sung vitamin B2 mang đến lợi ích gì. Thông qua bài viết này, để xem công dụng tuyệt diệu của vitamin B2 nhé.

Vitamin B2 là gì?

Vitamin B2 còn có tên gọi khác là Riboflavin, là vitamin tan trong nước. Vitamin B2 tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể và cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của tế bào. Vitamin B2 và một số vitamin B khác giúp cơ thể bạn tăng tạo hồng cầu và hỗ trợ chức năng tế bào tạo năng lượng.

Vitamin B2 được dùng trong trường hợp thiếu hụt riboflavin, cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu. Loại vitamin này còn dùng trong điều trị mụn trứng cá, đau nửa đầu, một số loại thiếu máu và một số tình trạng khác.

Bổ sung vitamin B2 thông qua thực phẩm hàng ngày như sữa, thịt, trứng, các loại hạt, rau xanh… Hoặc thông qua các viên uống bổ sung vitamin B2 được bào chế sẵn, giúp tiện lợi hơn đối với người thiếu hụt nghiêm trọng, dùng để điều trị hoặc thiếu dưỡng chất.

Vitamin B2 có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin B2 đối với sức khỏe bao gồm:

  • Ngăn ngừa sự thiếu hụt riboflavin
  • Giúp quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi, làm xúc tác chuyển vị hydro trong quá trình hô hấp
  • Hoạt động như một chất chống oxy hóa hạn chế mắc bệnh đục thủy tinh thể, lão hóa, ung thư, ngăn ngừa mụn, tăng cường hệ thống miễn dịch…
  • Hình thành các tế bào hồng cầu và kháng thể, giúp giải phóng năng lượng từ
  • Ngoài ra, vitamin B2 còn được kết hợp dùng điều trị các bệnh đau nửa đầu, giảm đau cơ

Bí quyết bổ sung vitamin B2 để cơ thể khỏe mạnh

Thiếu vitamin B2 gây ra một số tổn thương về da, niêm mạc, xuất hiện các triệu chứng ngứa, rát mắt, sợ ánh sáng, chảy máu võng mạc…Ngoài ra, người thiếu vitamin B2 còn mệt mỏi, dễ đau đầu, chóng mặt, vết thương lâu lành, viêm lưỡi và những bệnh tổn thương khác.

Bổ sung vitamin B2 từ chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng là cách đơn giản, dễ thực hiện nhất. Trong trường hợp bạn có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc gặp vấn đề dị ứng từ thực phẩm, bạn cần được bổ sung vitamin B2 bằng thuốc. Khi sử dụng thuốc, bạn nên tuân theo chỉ định sử dụng từ bác sĩ. Không được tự ý sử dụng, bỏ thuốc hoặc tự ý kết hợp thuốc.

Mặc dù, vitamin B2 mang đến lợi ích sức khỏe nhưng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như nổi mẩn, khó thở, sưng môi… Những tác dụng phụ này tuy hiếm gặp, nhưng bạn nên báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

Uống vitamin B2 như thế nào?

1. Thuốc bổ sung vitamin B2 dùng trong trường hợp nào?

Vitamin B2 thường được dùng trong các trường hợp sau:

  • Nghiện rượu
  • Bị bỏng
  • Ung thư
  • Tiêu chảy liên tục
  • Sốt, ốm nhiều ngày liền
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh đường ruột
  • Bệnh gan
  • Cường giáp
  • Căng thẳng kéo dài
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
  • Trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu
  • Điều trị mụn, một số loại thiếu máu (máu yếu), đau nửa đầu, chuột rút
  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ về các vấn đề dị ứng thuốc, những thuốc đang uống và tiểu sử bệnh để tránh tương tác thuốc.

2. Hàm lượng khuyến nghị

Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính mà hàm lượng khuyến nghị hàng ngày cũng khác nhau như:

Tuổi Nam  Nữ
 0-6 tháng  300 mcg  300 mcg
 6-12 tháng  400 mcg  400 mcg
 1-3 tuổi  500 mcg  500 mcg
 4-8 tuổi  600 mcg  600 mcg
 9-13 tuổi  900 mcg  900 mcg
 14-18 tuổi  1300 mcg  1000 mcg
 Từ 19 tuổi trở lên  1300 mcg  1100 mcg
 1400 mcg cho phụ nữ mang thai
 1600 mcg cho phụ nữ cho con bú

Liều dùng vitamin có thể thay đổi trong những trường hợp thiếu hụt riboflavin khác nhau, hoặc dùng để điều trị bệnh. Liều dùng vitamin B2 phải được tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị, không nên tự ý thay đổi.

3. Uống vitamin B2 vào lúc nào?

Thông thường thời gian uống vitamin B2 được ghi rõ trên nhãn hiệu sản phẩm. Trong trường hợp kê đơn, bác sĩ sẽ ghi rõ thời gian uống thuốc. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn. Nếu bạn quên uống một liều vào thời gian quy định nhưng gần thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và uống liều tiếp theo như kế hoạch. Không được uống gấp đôi liều quy định.

Nguồn tham khảo:

Riboflavin – https://ods.od.nih.gov/factsheets/Riboflavin-HealthProfessional/

Riboflavin – https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-957/riboflavin

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status