Cẩm nang

Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Trước đây bệnh xương khớp chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi và người lao động nặng. Nhưng hiện nay triệu chứng đau nhức xương khớp đã trở nên quá phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh gây ra những hậu quả khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh là điều cần thiết.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng bị đau nhức, khó chịu ở bất kỳ một khớp nào trên cơ thể. Thông thường, căn bệnh này sẽ xuất hiện chủ yếu ở những người nằm trong độ tuổi từ 45 – 50. Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, những cơn đau xương khớp hiện nay không chỉ đơn giản là do sự thay đổi của thời tiết, do tư thế ngồi mà thậm chí nó còn là dấu hiệu của nhiều những căn bệnh khác về xương khớp thường gặp như:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn ở các vị trí khớp của cơ thể, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường hay gặp nhất ở khớp gối. Khi bị thoái hóa khớp thì các lớp sụn sẽ bị hư hỏng, bào mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối. Khiến cho bạn cực kỳ đau đớn và gây khó khăn trong vận động, di chuyển.

Tuy nhiên, chúng ta cần có sự phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác. Sự khác nhau ở đây là dựa vào những cơn đau của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

2. Viêm khớp dạng thấp

Tình trạng bị viêm khớp dạng thấp sẽ gây cho bạn việc bị đau nhức. Đồng thời, nó cũng sẽ khiến cho bạn bị cứng đốt bàn tay vào buổi sáng. Điều này nếu để lâu dài sẽ gây ra sự khó khăn trong di chuyển và vận động. Nếu như bạn không thực hiện việc điều trị sớm rất có thể là nguyên nhân phá hủy lớp sụn và làm mất đi khả năng lao động của bản thân.

Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Có các cơn đau nhỏ xảy ra thường xuyên và mang tính đối xứng như đau đầu gối, hai ngón tay ở cùng vị trí của hai bàn tay. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ.

3. Bệnh gout

Gout (gút) là căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta, nó thường xuyên xuất hiện ở những người trẻ. Nguyên nhân chính là sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể gây lắng đọng tạo thành các tinh thể muối urat ở các khớp. Do cuộc sống hiện đại kéo theo lối sống không khoa học như chế độ dinh dưỡng ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, lười vận động, hay uống rượu bia dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình hấp thu và đào thải lượng acid uric.

Thông thường, những cơn đau xuất hiện do căn bệnh gút thường khiến cho chúng ta không thể nào chịu đựng được và cực kỳ mệt mỏi, đau đầu, có thể kèm theo sốt cao. Những cơn đau này thường sẽ xuất hiện ở khớp của các chi, đặc biệt là ở ngón chân cái. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.

Xem thêm: Top những món ăn bổ dưỡng phục hồi sức khỏe nhanh chóng

4. Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này làm cho xương giòn hơn, dễ tổn yêu thương và dễ bị gãy. Điều này khiến toàn thân bị đau nhức và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp khác.

Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.

5. Lao xương khớp

Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Lao xương là bệnh lao thứ phát, thường do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu tới xương.

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải, sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được…

Phòng ngừa đau nhức xương khớp

Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Nhất là đối tượng nhân viên văn phòng thường hay có thói quen ngồi nhiều, ngồi một tư thế, ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, ăn đồ ăn nhanh.

Những thói quen này có thể gây ra các bệnh lý về xương khớp như thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý về cổ tay hoặc các bệnh về mắt, về dạ dày. Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa đau nhức xương khớp cho giới trẻ như:

  • Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn: Đi bơi, đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh…
  • Tập tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng, không ngồi xổm…
  • Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh, kiểm soát cân nặng, tránh béo phì để giúp giảm áp lực lên các khớp xương và luôn biết tận dụng vitamin D trong nắng sớm.
  • Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương, sụn giúp cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo của sụn khớp, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp. Cụ thể, bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các Vitamin B, C, E, D, khoáng chất kali, magie… Đây là những chất chống oxy hóa, giúp bạn phòng ngừa các bệnh thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống… Nếu như chế độ ăn hay khẩu phần ăn của bạn không đủ cung cấp các dưỡng chất trên, thì bạn có thể bổ sung thêm các viên uống vitamin tổng hợp chứa 17 loại vitamin từ A đến Zn, để đảm bảo hấp thu đủ liều lượng hằng ngày được khuyến cáo của các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Đi khám bác sĩ ngay sau khi có các dấu hiệu bất thường về khớp, nhờ đó chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

What to Know About Joint Pain – https://www.healthline.com/health/joint-pain

Stiff Joints: Why It Happens and How to Find Relief – https://www.healthline.com/health/stiff-joints

Joint Pain: Causes and Pain Relief Options – https://www.webmd.com/pain-management/guide/joint-pain#1

Bạn quan tâm:  9 dấu hiệu “báo động” cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status