Cẩm nang

Làm gì để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Sức khỏe người cao tuổi ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết giúp cải thiện sức khỏe, chất lượng sống cho người thân của bạn. Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, thăm khám sức khỏe định kỳ là cách thể hiện sự yêu thương tinh tế và hiệu quả.

1. Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể chất

Ở độ tuổi xế chiều, người lớn tuổi thường rất dễ cảm thấy buồn chán, thường xuyên mệt mỏi. Bạn cần tạo mọi điều kiện để người gia tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động thể chất giúp họ có cơ hội tiếp xúc nhiều người, giảm cảm giác nhàm chán, uể oải.

Các hoạt động cộng đồng người già có thể tham gia như:

  • Tập thể dục
  • Tham gia hội người cao tuổi ở địa phương
  • Tham gia các lớp học dưỡng sinh

2. Thường xuyên hỏi han, quan tâm cảm xúc của người cao tuổi

Người lớn tuổi thường cảm thấy cô đơn, trống trải, dễ xúc động và nhạy cảm, nhất là khi đã nghỉ hưu, phải ở nhà một mình. Vì vậy, hãy thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc người cao tuổi khi bạn có thời gian, đây được xem là liều thuốc tinh thần giúp họ sống vui vẻ và yêu đời hơn đấy.

Ngày nay, do tính chất công việc, nhịp sống bận rộn, đôi khi bạn lại thiếu đi khoảng thời gian dành cho người thân, gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng nhiều cách:

  • Gọi điện hỏi thăm
  • Thường xuyên đưa con cháu lên thăm ông bà
  • Đưa ông bà đi du lịch cùng gia đình

3. Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi

Đo chiều cao, cân nặng

Bạn nên kiểm tra cân nặng của người cao tuổi mỗi năm một lần giúp bạn có cái nhìn tổng quát về sức khỏe của họ, từ đó dễ phát hiện sớm các tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng, loãng xương. Qua mỗi năm, chiều cao người lớn tuổi giảm dần, lưng còng, đây được xem là dấu hiệu cho thấy mức độ loãng xương và có các phương pháp điều trị kịp thời.

Đo huyết áp

Đây được xem là một cách kiểm tra sức khỏe đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Người có số đo huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg nghĩ là đang mắc bệnh tăng huyết áp, huyết áp cao. Bạn nên ghi lại số đo mỗi lần để tiện theo dõi sức khỏe.

Chụp X-quang phổi:

Bệnh lý mạn tính có liên quan đến phổi ở người cao tuổi chiếm từ 50%-70%. Người cao tuổi nên thường xuyên kiểm tra phổi để phát hiện sớm, có phương pháp điều trị các bệnh như: viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…

Đo điện tim:

Đo điện tim hằng năm cho người cao tuổi là rất cần thiết. Các vấn đề về tim mạch cũng thường gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người già. Việc theo dõi thường xuyên sức khỏe tim mạch có thể giúp kéo dài tuổi thọ cho những người thân yêu.

Đo mật độ xương:

Mật độ xương của cơ thể chúng ta giảm dần theo thời gian. Vì thế, việc theo dõi thường xuyên mật độ xương khớp sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, các triệu chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.

Bạn quan tâm:  9 yếu tố cho thấy chức năng của protein quan trọng đối với cơ thể như thế nào?

Thăm khám trực tràng:

Nội soi trực tràng có thế giúp chúng ta phát hiện được những tổn thương bên trong mà không hề xuất hiện triệu chứng bên ngoài. Những tổn thương trực tràng có thể được chẩn đoán và phát hiện các tế bào ung thư đại trực tràng. Sau 50 tuổi, người cao tuổi nên thăm khám đại trực tràng 10 năm/lần.

4. Quan tâm đến giấc ngủ của người cao tuổi

Người già thường bị khó ngủ về đêm, đi tiểu đêm nhiều lần, dễ bị giật mình và khó ngủ lại. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi bị suy giảm, suy nhược thần kinh, sụt cân. Vì vậy, bạn nên khuyến khích, động viên người lớn tuổi có thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo không gian ngủ cho người thân được yên tĩnh, thoáng đãng, không khí trong lành.

Xem thêm: 6 bí quyết vàng giúp bạn tăng cường sức khỏe

5. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sức khỏe người cao tuổi

Vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Nếu bạn có người thân là người lớn tuổi, bạn nên theo dõi liều lượng bổ sung vitamin B6, B12, acid folic từ thực phẩm hay các loại thực phẩm chức năng. Cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B cho bữa ăn của người cao tuổi:

  • Vitamin B6: từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật
  • Vitamin B12: từ các loại thịt nạc, cá ngừ, cá mòi, cá hồi
  • Acid folic: từ các loại rau xanh, các loại đậu

Vitamin D và canxi tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Vitamin D và canxi là hai dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự chắc khỏe của xương. Canxi thường có nhiều trong sữa tươi, sữa chua, rau có màu xanh đậm. Trong khi đó, vitamin D được hấp thụ và chuyển hóa từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi hoặc sức khỏe yếu, việc hấp thụ vitamin D khác khó khăn, do đó cần bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm chức năng uy tín.

Chất xơ tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Chất xơ tuy ít được chú trọng bổ sung qua chế độ ăn hằng ngày, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các loại vitamin, khoáng chất chuyển hóa thành dinh dưỡng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe người cao tuổi:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
  • Tăng cường sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
  • Ngăn ngừa táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, các loại hạt dinh dưỡng.

Chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Bạn nên hạn chế các loại chất béo xấu có trong bữa ăn hằng ngày của người lớn tuổi như: thức ăn nhanh, thịt mỡ, khoai tây chiên, bánh ngọt… Thay vào đó là các loại thực phẩm chứa chất béo tốt như: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt nho, thịt nạc, trái bơ, các loại cá, các loại đậu, hạt.

Kali tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Thiếu kali là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, sữa chua vào chế độ ăn của người cao tuổi.

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể lựa chọn các loại viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho người cao tuổi như một cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc. Khi có một sức khỏe tốt, người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ và sống vui vẻ hơn.


Nguồn tham khảo:

Special Nutrient Needs of Older Adults – https://www.eatright.org/health/wellness/healthy-aging/special-nutrient-needs-of-older-adults

Health Tips for Older Adults – https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-older-adults 



Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn vitacap.com.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | vitacap.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status